logo

Trường độ là gì?

Câu hỏi: Trường độ là gì?

Lời giải:

Trong âm nhạc, trường độ là một khoảng thời gian cụ thể. Nó chính là độ dài của một nốt nhạc tùy thuộc vào thời gian tồn tại của sóng âm trong không khí. Trường độ là một đặc tính của nốt và cũng là một trong những nền tảng của nhịp điệu.

Cùng top lời giải tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan đến âm nhạc và trường độ nhé!


I. Tổng quan các nốt trong âm nhạc

1. Các loại nốt nhạc cơ bản

- Nốt tròn – Dấu lặng tròn

[CHUẨN NHẤT] Trường độ là gì?

+ Nốt tròn là nốt nhạc có giá trị lớn nhất, trong bản nhạc có nhịp 4 thì nốt tròn sẽ kéo dài trong 4 nhịp.

+ Bạn có thể thấy ý hiệu giống một nút bấm đang hướng xuống dưới là dấu lặng tròn. Khi nhìn thấy nốt này, các bạn sẽ giữ im lặng trong 4 nhịp.

- Nốt trắng – Dấu lặng trắng

[CHUẨN NHẤT] Trường độ là gì? (ảnh 2)

+ Nốt trắng có giá trị bằng một nửa nốt tròn, nghĩa là sẽ kéo dài trong 2 nhịp.

+ Dấu lặng trắng sẽ in lặng trong 2 nhịp

-Nốt đen – Dấu lặng đen

[CHUẨN NHẤT] Trường độ là gì? (ảnh 3)

+ Nốt đen có giá trị bằng một nửa nốt trắng, nghĩa là sẽ kéo dài trong 1 nhịp

+ Tương tự, dấu lặng đen sẽ in lặng trong 1 nhịp

- Nốt móc đơn – Dấu lặng đơn

[CHUẨN NHẤT] Trường độ là gì? (ảnh 4)

 

+ Nốt móc đơn có giá trị bằng một nửa nốt trắng, nghĩa là sẽ kéo dài trong 1/2 nhịp

+ Tương tự, dấu lặng đơn sẽ in lặng trong 1/2 nhịp

- Nốt móc kép – Dấu lặng kép

[CHUẨN NHẤT] Trường độ là gì? (ảnh 5)

+ Nốt móc kép có giá trị bằng một nửa nốt trắng, nghĩa là sẽ kéo dài trong 1/4 nhịp

+ Tương tự, dấu lặng kép sẽ in lặng trong 1/4 nhịp

[CHUẨN NHẤT] Trường độ là gì? (ảnh 6)

2. Công dụng của các nốt nhạc

- Hình nốt tròn ngân dài gấp đôi hình nốt trắng

- Hình nốt trắng ngân dài gấp đôi hình nốt đen

- Hình nốt đen ngân dài gấp đôi hình nốt móc đơn

- Hình nốt móc đơn ngân dài gấp đôi hình nốt móc kép…

- Trong khi trình bày một bài hát, bản nhạc, có những lúc ta phải ngưng nghỉ. Thời gian ngưng nghỉ đó có các dấu hiệu để ghi lại, các dấu hiệu đó gọi là dấu lặng.

- Ứng với các hình nốt chỉ độ dài thời gian vang lên của âm thanh, có các dấu lặng để chỉ thời gian ngưng nghỉ như sau:

- Dấu lặng tròn thời gian ngưng nghỉ bằng 1 nốt tròn

- Dấu lặng trắng thời gian ngưng nghỉ bằng 1 nốt trắng

- Dấu lặng đen thời gian ngưng nghỉ bằng 1 nốt đen

- Dấu lặng đơn thời gian ngưng nghỉ bằng 1 nốt đơn

- Dấu lặng kép thời gian ngưng nghỉ bằng 1 nốt móc kép

- Những dấu lặng có độ dài ngắn hơn ít dùng trong ca khúc.


II. Tìm hiểu thêm về trường độ

1. Trường độ cơ bản

Trong âm nhạc, các độ dài (trường độ) chia chẵn được gọi là trường độ cơ bản như: nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép.... Nói cách khác, đó là độ dài (trường độ) được tạo nên bởi cách chia 2.

2. Trường độ tự do

- Các độ dài (trường độ) được tạo nên do sự phân chia các trường độ cơ bản thành những phần bằng nhau với bất cứ số lượng nào (khác 2) thì gọi là trường độ tự do.

- Những cách phân chia tự do thường gặp là:

+ Chùm ba: được tạo nên do sự phân chia trường độ cơ bản làm ba phần thay cho chia làm hai phần.

+ Chùm năm: được tạo nên do sự phân chia trường độ cơ bản làm năm phần thay cho chia làm bốn phần.

- Những cách phân chia trường độ tự do ít gặp hơn như: chùm sáu, chùm bảy, chùm tám... Trường độ có chấm dôi phân chia tự do thành chùm hai, chùm bốn...

+ Chùm sáu được tạo nên do sự phân chia trường độ làm sáu phần thay cho cho chia làm bốn phần. Với chùm sáu, ta có thể coi đó là hai chùm ba liên kết.

+ Chùm hai được tạo nên do sự phân chia trường độ có chấm dôi làm hai phần thay cho ba phần.

+ Chùm bốn được tạo nên do sự phân chia trường độ có chấm dôi làm bốn phần thay cho làm ba phần.

- Ngoài ra, các chùm nhóm trường độ phân chia tự do có thể sử dụng cả dấu lặng.

icon-date
Xuất bản : 20/01/2022 - Cập nhật : 20/01/2022