logo

Cơ sở ban đầu, ngày thành lập của Trung đội Cứu Quốc quân I, II, III

icon_facebook

Kiến thức về Trung đội Cứu quốc quân: Cơ sở ban đầu, Trung đội Cứu Quốc quân I, Trung đội Cứu Quốc quân II, Trung đội Cứu Quốc quân III giúp các bạn học tốt môn lịch sử. 


Cơ sở ban đầu của Trung đội Cứu quốc quân

Sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, theo chủ trương của Đảng, một bộ phận lực lượng vũ trang khởi nghĩa chuyển sang xây dựng thành những đội du kích hoạt động ở căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai. Bước sang năm 1941, những đội du kích Bắc Sơn lớn mạnh lên và thống nhất lại thành Trung đội Cứu quốc quân I (2-1941).

Trung đội cứu quốc có cơ sở ban đầu là

Trung đội Cứu Quốc quân I

Trung đội Cứu quốc quân I (Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn) được thành lập vào ngày 23/02/1941, tại Khuổi Nọi, xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn. Khi mới thành lập gồm 32 cán bộ, chiến sỹ.

Sau khi thành lập, Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn đã biên chế lại tiểu đội, phân công cán bộ, chiến sỹ phụ trách các địa bàn, tăng cường hoạt động tuyên truyền, vận động, phát triển cơ sở quần chúng cách mạng, từng bước mở rộng căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai.

Trung tâm căn cứ Khuổi Nọi được tăng cường bố trí các lán trại, chuẩn bị bãi tập để tiếp tục tổ chức các lớp huấn luyện quân sự, chính trị. Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn đã cho ra đời Bản tin “Du kích” do đồng chí Lương Văn Tri trực tiếp làm chủ bút, để làm tài liệu tuyên truyền trong quá trình vận động phát triển phong trào cách mạng, xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai.

Là một trong những đội quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Với trọng trách là đội quân vũ trang tuyên truyền, từ năm 1941 đến năm 1945, Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn (Đội Cứu quốc quân 1) giữ vai trò nòng cốt trong quá trình vận động, tập trung lực lượng quần chúng cách mạng, tích cực sửa soạn khởi nghĩa, nhanh chóng nắm bắt thời cơ, phối hợp chặt chẽ với Ban Việt Minh tỉnh, Ban Việt Minh các châu, huyện trong tỉnh Lạng Sơn phát động quần chúng cách mạng nổi dậy giành chính quyền từng phần, tiến tới giành chính quyền hoàn toàn ở Lạng Sơn trong cách mạng tháng Tám năm 1945. 


Trung đội Cứu Quốc quân II

Ngày 15/9/21941, tại khu rừng Khuôn Mánh xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, Trung đội Cứu Quốc quân II - một trong những lực lượng tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam được ra đời. 

Trung đội Cứu Quốc quân II với 36 cán bộ, chiến sĩ, trong đó 22 chiến sĩ là con em xã Tràng Xá. Sau một thời gian, Cứu Quốc quân II phát triển lực lượng lên 46 chiến sĩ, được biên chế thành 5 tiểu đội, với trang bị vũ khí còn rất thô sơ, điều kiện vật chất vô cùng thiếu thốn. Nhưng với tinh thần yêu nước, dũng cảm quên mình, ngay từ ngày đầu thành lập, các chiến sĩ của Trung đội Cứu Quốc quân II đã dũng cảm xả thân quên mình bước vào cuộc chiến đấu với quân thù, lập nhiều chiến công hiển hách: đó là trận đánh ở Đèo Bắp - tiêu diệt tên Đức Phú phản động gian ác; trận đánh ở Mỏ Nùng (Lâu Hạ); trận đánh ở Suối Bùn xã Tràng Xá, trận ở Lân Han, trận ở Cây Đa La Hóa… Ngày 21-3-1945, Cứu Quốc quân II cùng với đông đảo quần chúng nhân dân trong huyện đánh chiếm châu lỵ La Hiên, thành lập chính quyền cách mạng huyện Võ Nhai. 


Trung đội Cứu Quốc quân III

Ngày 25/02/1944, Trung đội Cứu quốc quân III được thành lập ở Khuổi Kịch, chân Sơn Dương (Tuyên Quang). Đội gồm các chiến sĩ Cứu quốc quân ở Nam Đại Từ, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Vĩnh Yên. Toàn đội có 24 chiến sĩ, chia làm 3 tiểu đội. Ban Chỉ huy Trung đội đều là cán bộ chiến sĩ trưởng thành từ Cứu quốc quân thứ hai.

Cuối năm 1944, thấy phong trào cách mạng ở Bắc Sơn - Vũ Nhai lan rộng, thực dân Pháp vô cùng hoảng hốt. Chúng mở cuộc càn quét lớn vào Vũ Nhai. Đây là cuộc khủng bố trắng lần thứ ba đầy tội ác của chúng ở khu căn cứ này. Quần chúng cách mạng và Cứu quốc quân ở đây đều muốn vùng dậy quyết sống mái với quân thù.

Đêm 13/11/1944, ở Vũ Nhai, Ban lãnh đạo phân khu A đã tổ chức một cuộc mít tinh, tuần hành, thị uy lớn. Tinh thần chiến đấu của quần chúng lên rất cao. Đồng bào hết sức căm thù bọn đế quốc, quyết đổ máu để bênh vực quyền sống, bảo vệ cách mạng. Những tên Việt gian rắp tâm chỉ điểm cho giặc bị  trừng trị, chính quyền của giặc Pháp trong vùng bị tan rã, tên đồn trưởng ở Đình Cả hoảng sợ, bỏ chạy.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban lãnh đạo phân khu, nhân dân khắp vùng Lâu Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá triệt để thực hiện “vườn không nhà trống”. Nhiều người tự tay đốt nhà mình và đưa cả gia đình lên núi theo Cứu quốc quân đánh giặc. Các chiến sĩ tự vệ và tự vệ chiến đấu nô nức xin vào Cứu quốc quân. Trên suốt dọc đường từ Thái Nguyên lên Đình Cả, Vũ Nhai, quân địch luôn luôn bị Cứu quốc quân phục kích, tập kích bất ngờ. Nhiều sĩ quan và binh lính địch bị chết và bị thương, ở Đất Đỏ, Lân Hang, hang Mỏ Gà, hay Phượng Hoàng, Nà Khao, Nà Phai, gốc đa La Hóa, hang Đèo Đá... đã diễn ra những trận đánh liên tiếp. Mặc dù đông quân, lại có pháo binh trợ lực, địch cũng không sao thắng nổi Cứu quốc quân. Được nhân dân giúp sức, Cứu quốc quân đã sáng tạo ra nhiều cách đánh địch rất khôn khéo, vừa đánh vừa tuyên truyền làm nao núng tinh thần quân địch.

icon-date
Xuất bản : 23/12/2021 - Cập nhật : 29/05/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads