logo

Trong Tứ Diệu đế của Phật giáo, cái gì đề cập đến sự cần thiết phải diệt khổ?

Câu hỏi: Trong Tứ Diệu đế của Phật giáo, cái gì đề cập đến sự cần thiết phải diệt khổ?

A. Khổ đế (Dukha)

B. Tập đế (Samudaya)

C. Diệt đế (Nirodha)

D. Đạo đế (Marga) 

Trả lời

Đáp án đúng: C. Diệt đế (Nirodha)

Trong Tứ Diệu đế của Phật giáo, Diệt đế (Nirodha) đề cập đến sự cần thiết phải diệt khổ

Trong Phật giáo, Tứ Diệu Đế là "những sự thật của bậc thánh", là những sự thật hay những cái có thật cho "những người xứng đáng về mặt tâm linh". Các sự thật bao gồm:

- Khổ đế (dukkha: sự không thỏa mãn, sự đau đớn) là một tính chất bẩm sinh khi tồn tại trong các cảnh luân hồi;

- Tập đế (samudaya: nguồn gốc, sự sanh khởi hay là "nguyên nhân"): cùng với khổ đế sinh ra ái (taṇhā). Trong khi ái (taṇhā) được dịch một cách truyền thống trong các ngôn ngữ phương tây là 'nguyên nhân' của khổ (dukkha), ái còn có thể được xem là yếu tố buộc chúng ta vào khổ, hoặc là một phản ứng với khổ, cố gắng để thoát khỏi nó.

- Diệt đế (nirodha: sự đoạn diệt, sự chấm dứt, sự giam cầm): khổ có thể được chấm dứt hoặc được ngăn chặn bằng sự từ bỏ hoặc cắt đứt quan hệ với ái (taṇhā); sự từ bỏ ái sẽ giải thoát khỏi sự trói buộc của khổ;

- Đạo đế (magga: Bát chánh đạo) là con đường dẫn đến sự từ bỏ, sự đoạn diệt ái (tanha) và khổ (dukkha).

Trong Tứ Diệu đế của Phật giáo, cái gì đề cập đến sự cần thiết phải diệt khổ?

Tứ diệu đế được biết đến nhiều nhất qua sự giải thích của chúng trong bài kinh Chuyển pháp luân (Dhammacakkappavattana) mà nó bao gồm hai bộ về tứ diệu đế, trong khi một vài bộ khác có thể được tìm thấy ở tạng kinh tiếng Pali, một bộ sưu tập các bản miêu tả trong truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ. Bộ đầy đủ, là bộ được sử dụng nhiều nhất trong các bản giải thích hiện đại, bao gồm nhiều lỗi ngữ pháp, dẫn đến nhiều nguồn khác cho bộ này và có vài vấn đề liên quan đến việc phiên dịch trong cộng đồng Phật giáo cổ đại. Tuy nhiên, những điều trên đã được xem như là đúng bởi truyền thống tiếng Pali, mà nó đã không sửa lại những lỗi trên.

Dựa theo truyền thống Phật giáo, Kinh Chuyển pháp luân, "Thiết lập chuyển động cho bánh xe của chánh Pháp", chứa đựng các phương pháp giảng dạy đầu tiên mà Đức Phật đã đưa ra sau khi đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn, và giải thoát khỏi sự tái sinh. Theo L. S. Cousins, rất nhiều học giả xem rằng "bài kinh này đã được xác định như là bài giảng đầu tiên của Đức Phật chỉ ở thời gian sau này, "và theo giáo sư về tôn giáo Carol S. Anderson thì bốn sự thật có lẽ lúc ban đầu không phải là một phần của bài kinh này, nhưng chúng đã được thêm vào sau đó thông qua một vài phiên bản chỉnh sửa.

icon-date
Xuất bản : 06/07/2022 - Cập nhật : 06/07/2022