logo

Trong trường hợp nào dưới đây mắt không phải điều tiết?

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Trong trường hợp nào dưới đây mắt không phải điều tiết?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Vật lý 9 là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Trong trường hợp nào dưới đây mắt không phải điều tiết?

A. Nhìn vật ở điểm cực viễn.

B. Nhìn vật ở điểm cực cận.

C. Nhìn vật ở trong khoảng cách từ cực cận đến cực viễn.

D. Nhìn vật gần mắt hơn điểm cực cận.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Nhìn vật ở điểm cực viễn.

- Trường hợp mắt không phải điều tiết là nhìn vật ở điểm cực viễn.


Kiến thức tham khảo về Mắt.


1. Vị trí của Mắt

- Mắt là cơ quan tuy nhỏ bé nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Là cơ quan thị giác thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh của sự vật, màu sắc để chuyển vào não bộ xử lý và lưu trữ.

- Về vị trí, mắt người nằm trong hai lỗ hốc hai bên sống mũi, phía trên có gò lông mày và trán, phía dưới giáp xương má khuôn mặt.

- Cấu tạo của mắt được hình thành từ tuần thứ 3 của thai kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thủy tinh thể và các thành phần hoàn chỉnh khác.


2. Cấu tạo của mắt

Trong trường hợp nào dưới đây mắt không phải điều tiết?

Cấu tạo bên ngoài của mắt

- Nhìn bên ngoài, đôi mắt cơ bản có các bộ phận sau: lông mày, lông mi, mi mắt, tròng trắng, tròng đen…

Cấu tạo bên trong của mắt

- Nhìn bên ngoài, cấu tạo của mắt có vẻ đơn giản, nhưng cấu tạo bên trong của mắt rất tinh vi và kì công và hoạt động như một cỗ máy siêu việt. Bên trong của mắt có 2 bộ phận cơ bản và quan trọng đó là thủy tinh thể và võng mạc đảm bảo chức năng nhìn của mắt. 

* Thủy dịch: Thủy dịch được thể mi (phần nằm sau mống mắt) tiết ra và đi vào tiền phòng, tạo nên áp lực dương nhằm duy trì hình dạng cầu căng cho mắt và cung cấp chất dinh dưỡng cho giác mạc và thể thủy tinh.

* Thủy tinh thể

- Thủy tinh thể (lens) làm nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ trong suốt nằm sau mống mắt (còn gọi là tròng đen) bên trong nhãn cầu.

- Thủy tinh thể là thành phần quang học mắt quan trọng nhất, cho ánh sáng đi qua, hội tụ, tập trung các tia sáng đúng vào võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ ràng, sắc nét.

* Mạch máu võng mạc

- Mạch máu võng mạc bao gồm các động mạch và tĩnh mạch trung tâm võng mạc, giúp cung cấp chất dinh dưỡng từ cơ thể đi nuôi mắt.

- Một vài căn bệnh nội khoa liên quan đến sự biến đổi mạch máu võng mạc: xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đái tháo đường,…

* Dịch kính (thể pha): Với cấu trúc giống như thạch, trong suốt lấp đầy khoảng trống giữa thủy tinh thể và võng mạc mắt. Chất dịch kính gồm 2 phần là phần dịch (thực tế là nước) và phần có cấu tạo sợi nhờ các phân tử albumin dính kết với nhau. Dịch kính đóng vai trò như một môi trường đêm giúp nhãn cầu giữ được hình thể ổn định. Hình ảnh được nhìn thấy chỉ khi giác mạc, thể thủy tinh và dịch kính còn trong suốt và cho phép ánh sáng đi đến võng mạc.

* Hắc mạc: Là lớp màng mỏng nằm giữa củng mạc và võng mạc, chứa sắc tố và mạch máu cung cấp dưỡng chất cho võng mạc để nuôi dưỡng mắt người.

* Dây thần kinh thị giác

- Nơi tập trung của các bó sợi thần kinh, đóng vai trò truyền mọi tín hiệu nhận được ở võng mạc. Qua đó, chúng ta có thể nhận biết được màu sắc, hình ảnh, ánh sáng,…

* Đồng tử – Mống mắt

- Vòng sắc tố bao xung quanh đồng tử được gọi là mống mắt và giữ vai trò quyết định màu sắc cho đôi mắt (đen, đỏ, nâu, hổ phách, xanh,…).

- Đồng tử là một lỗ nhỏ có màu đen và luôn nằm vị trí chính giữa của mống mắt.

- Để thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào mắt, đồng tử sẽ thực hiện các hoạt động giãn ra hoặc co lại...


3. Cơ chế hoạt động của mắt

- Đầu tiên, ánh sáng phản chiếu từ vật thể chúng ta đang nhìn

- Sau đó, các tia sáng đi vào mắt qua giác mạc ở phía trước mắt

- Ánh sáng đi qua thủy dịch và đi vào đồng từ để đến thấu kính

- Thủy tinh thể có thể thay đổi độ dày để bẻ cong ánh sáng, ánh sáng này sẽ tập trung vào võng mạc ở phía sau mắt.

- Trên đường đến võng mạc, ánh sáng đi qua thủy tinh thể (một chất lỏng đặc và trong). Thể thủy tinh lấp đầy nhãn cầu và giúp duy trì hình dạng tròn của nhãn cầu.

- Tiếp theo, ánh sáng đi đến phía sau mắt, chạm vào võng mạc. Võng mạc chuyển ánh sáng thành các xung điện sau đó được thần kinh thị giác đưa đến não.

- Cuối cùng, vỏ não thị giác (trung tâm) của não giải thích những xung động này như những gì chúng ta nhìn thấy

icon-date
Xuất bản : 11/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022