Câu hỏi: Gần đây, D thường xuyên nhận được tin nhắn qua mạng xã hội với những lời lẽ lăng mạ, xúc phạm, D đã tâm sự với anh trai và nhận được lời khuyên là không nên nhắn tin lại, cần đổi mật khẩu tài khoản mạng xã hội, chặn tin nhắn từ người lạ và cần tìm ra ai đã làm chuyện đó. Qua tìm hiểu, D biết đó là do một số bạn có xích mích với mình từ năm học trước thực hiện. D và anh trai đã gặp các bạn nói chuyện và yêu cầu các bạn không được thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.
a) Trong tình huống trên, D và anh trai đã ứng phó như thế nào với bạo lực trực tuyến?
b) Ngoài những cách trên, em còn biết những cách nào để ứng phó với bạo lực trực tuyến?
Lời giải:
a) Trong tình huống trên, D và anh trai đã ứng phó với bạo lực trực tuyến bằng cách: Không nhắn tin lại, đổi mật khẩu tài khoản mạng xã hội, chặn tin nhắn từ người lạ và cần tìm ra ai đã làm chuyện đó.
b)
- Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng
- Gọi số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em 111.
- Chặn tin nhắn từ người lạ.
Kiến thức mở rộng về khái niệm và nguyên nhân của bạo lực mạng
Khái niệm bạo lực mạng
Bạo lực mạng hay bắt nạt trên mạng (Cyber Bullying) là một hình thức bắt nạt, quấy rối thông qua phương tiện điện tử. Khi lĩnh vực kỹ thuật số ngày càng phát triển, tình trạng bạo lực mạng xảy ra ở đối tượng thanh thiếu niên đặc biệt là những người nổi tiếng ngày càng gia tăng chóng mặt.
Hành vi bạo lực mạng bao gồm nhiều hình thức như: dùng lời nói công kích đe dọa phát tán hình ảnh dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng hình ảnh của cá nhân tổ chức, doanh nghiệp. Việc dựng, giả mạo sử dụng những hình ảnh không tốt để phát tán tin đồn.
Từ công kích cá nhân rất dễ để chuyển sang công kích cộng đồng. Bạo lực mạng không chỉ là cá nhân công kích cá nhân, nhóm công kích cá nhân mà nó có thể là cả cộng đồng công kích một tổ chức, doanh nghiệp nào đó.
Nguyên nhân của bạo lực mạng
Mọi sự việc trên trái đất này đều có căn nguyên của nó, bạo lực mạng cũng thế. Tình trạng bắt nạt qua mạng diễn ra ngày càng nhiều (trend lập group anti nghệ sĩ) bởi người bạo lực mạng đó không lo sợ danh tính của bản thân bị bại lộ họ có thể dùng nick ảo để đi công kích qua cái màn hình và trở thành Master bàn phím.
Bị dồn nén cảm xúc quá lâu: Việc giải tỏa stress, khi mà một số người trong cuộc sống thường xuyên bị dồn ép mỗi ngày đều chật vật vất vả để sống. Hoặc cũng có thể họ từng là nạn nhân của việc bắt nạt tập thể. Do đó họ thường có xu hướng trút hết sự giận dữ của bản thân lên người khác bao gồm của những đối tượng đã gián tiếp làm tổn thương họ
Khao khát “quyền lực mềm”: họ luôn cho bản thân đúng, bản thân thượng đẳng bản thân được cái quyền chỉ trích người khác, quyền phá xét đúng sai hoặc đôi khi họ cho rằng những nạn nhân phải chịu đựng những điều đó. Họ mang trong mình hội chứng đám đông, thấy người ta làm vậy nên cũng hùa làm theo
Trò tiêu khiển: Người đi bắt nạt đâu hình dung được những hậu quả của việc bạo lực mạng. Ở trên phương diện người đi công kích họ chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Họ cho rằng việc này như thú vui tiêu khiển trên mạng, tạo drama và tìm kiếm sự chú ý. Cũng có thể họ quá nhàn rỗi, cuộc sống không điểm nhấn nên phải đi tạo nét để khiến họ có cảm giác thành công.