Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội tốt cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm từ cây công nghiệp. Trước hết, các doanh nghiệp nước ta có nhiều điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta, ngành sản xuất mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất hiện nay là? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thông tin trong bài viết này.
A. Chăn nuôi gia súc.
B. Sản xuất lương thực.
C. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
D. Sản xuất các sản phẩm từ cây công nghiệp.
Đáp án đúng là: D. Sản xuất các sản phẩm từ cây công nghiệp.
Trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta, ngành sản xuất mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất hiện nay là Sản xuất các sản phẩm từ cây công nghiệp. Nhiều sản phẩm xuất khẩu từ cây công nghiệp của Việt Nam đã chiếm vị trí thứ hạng cao trên thị trường quốc tế, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn, được đứng trong “câu lạc bộ” 1 tỉ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu những mặt hàng này vẫn đang còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức.
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới sau Bra-xin và là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Với diện tích trồng cà phê khoảng 500.000 ha, xuất khẩu khoảng 850.000 tấn sang 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp các châu lục, đạt trị giá kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, cà phê chiếm tỷ trọng khá lớn trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của cả nước. Riêng năm 2007, xuất khẩu được 1,2 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch xuất khẩu 1,854 tỉ USD, năm 2008 ước đạt 1,8 tỉ USD. Cà phê của ta đã có mặt trên tất cả các thị trường lớn của thế giới. Đức là khách hàng tiêu thụ số 1, chiếm thị phần: 16,07%, tiếp đến là Mỹ: 13,22%, Tây Ban Nha: 9,12%, I-ta-li-a: 8,13%, Bỉ: 6,09% và các thị trường khác như Ba Lan, Hàn Quốc, Pháp, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Niu Di-lân...
Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2022 Việt Nam xuất khẩu được hơn 125.000 tấn hồ tiêu, với tổng kim ngạch đạt gần 570 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu hồ tiêu giảm trên 19%, tuy nhiên do giá xuất khẩu tăng nên trị giá kim ngạch xuất khẩu tăng 13,5%. Hồ tiêu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm chiếm 55% thị phần toàn cầu.
Tại khu vực Tây Âu, hạt điều của Việt Nam được xuất khẩu sang các nước: Đức, Hà Lan, Pháp, Bỉ… trong đó ngành điều đã khai thác tốt hai thị trường Hà Lan và Đức. Đây cũng là những đầu mối thương mại quan trọng đối với hạt điều nhập khẩu để tái xuất. Đối với khu vực Đông Âu, hạt điều Việt Nam có mặt tại nhiều nước như Nga, Ba Lan, Romania, Ukraine…
Thị trường EU đang đứng vị trí số 2 trong số các thị trường xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 23% tổng lượng và 22% tổng trị giá toàn ngành. Theo ước tính, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam năm 2021 sang thị trường EU đạt 135 nghìn tấn, trị giá 816 triệu USD, tăng 16,5% về lượng và tăng 7,9% về trị giá so với năm 2020.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhiều mặt hàng nông sản là sản phẩm từ cây công nghiệp xuất khẩu vẫn chứng kiến sự giảm mạnh như cao su, chè, hồ tiêu, điều…
Giảm mạnh nhất vẫn là mặt hàng tiêu. Giá trị xuất khẩu tiêu 7 tháng đạt 187.000 tấn với 405 triệu USD, giảm 6,5% về khối lượng và giảm 20,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Nguyên nhân là do giá tiêu xuất khẩu giảm mạnh, với mức trên 16% so với cùng kỳ năm 2019, còn trung bình trên 2.130 USD/tấn.
Trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu tiêu sang hầu hết các thị trường lớn đều giảm cả về khối lượng và giá trị do chịu tác động kép từ đại dịch COVID-19 và dư cung.
>>>Tham khảo: Tình hình sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên và vùng Trung du - miền núi Bắc bộ