logo

Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình thức nào?

Quan hệ ngoại giao hoặc quan hệ đối ngoại đề cập đến việc quản lý các mối quan hệ và giao dịch giữa các quốc gia. Vậy, trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình thức nào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!


Câu hỏi: Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình thức nào?

A. Thương lượng hòa bình.

B. Chiến tranh.

C. Kích động bạo loạn lật đổ.

D. Tạm đình chỉ việc giao lưu.

Đáp án đúng: A. Thương lượng hòa bình.     


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án A

Giữa thế kỷ XV, cùng với sự phát triển của quan hệ quốc tế, dần dần xuất hiện những đại diện thường trực của quốc gia ở nước ngoài để liên kết mối quan hệ giữa các nước. Và đó được gọi là ngoại giao giữa các nước. Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình thức thương lượng hòa bình.


- Sự ra đời của ngoại giao và định nghĩa của quan hệ ngoại giao

Ngoại giao là một phương pháp thiết lập các mối quan hệ giữa các nhóm người, và rõ ràng, nó xuất hiện ngay từ lâu đời. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, sức mạnh quân sự được sử dụng liên tục để tạo ra thêm nhiều lực lượng lao động, và là phương tiện chủ yếu để hiện thực hóa chính sách ngoại giao của nhà nước. Vì thế, quan hệ ngoại giao chỉ được duy trì không thường xuyên thông qua các đại sứ, những người được cử đi và trở về sau khi hoàn thành một nhiệm vụ nhất định. Trong thời kỳ phong kiến phân quyền, có sự tiếp nhận rộng rãi khái niệm "ngoại giao cá nhân" của các lãnh địa nhằm ký kết những hiệp định chấm dứt chiến tranh hay tham gia khối liên minh quân sự, hoặc tổ chức sắp đặt những cuộc hôn nhân chính trị giữa các triều đại. Giữa thế kỷ XV, cùng với sự phát triển của quan hệ quốc tế, dần dần xuất hiện những đại diện thường trực của quốc gia ở nước ngoài để liên kết mối quan hệ giữa các nước. Và đó được gọi là ngoại giao giữa các nước.

Quan hệ ngoại giao hoặc quan hệ đối ngoại đề cập đến việc quản lý các mối quan hệ và giao dịch giữa các quốc gia. Bất kỳ kết quả của các thỏa thuận và quyết định của chính sách đối ngoại có thể được coi là thuộc về quan hệ đối ngoại.

Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình thức nào?

- Quan hệ ngoại giao giữa các nước trên thế giới

Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình quốc tế và trong nước, các nước đã xác định hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, từ đó có những chủ trương, chỉ đạo đúng đắn cho công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đã được thực hiện. Đối ngoại đã góp phần củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước. Hội nhập kinh tế kinh tế quốc tế có nhiều đột phá, qua đó đã mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Vị thế quốc tế của đất nước không ngừng được nâng cao thông qua việc nâng tầm đối ngoại đa phương và đảm nhận thành công nhiều trọng trách quốc tế quan trọng.

Chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của quan hệ ngoại giao, bên cạnh những lợi ích nó mang lại thì đôi khi giữa các nước trên thế giới sẽ có những bất đồng, tranh chấp. Và trong quan hệ ngoại giao, các nước phải giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình thức thương lượng hòa bình. “Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang” là nội dung bảo vệ hòa bình giữa các nước. 

>>> Tham khảo: Để giao lưu, học hỏi với các nước trên thế giới, các nước đã sử dụng thứ tiếng chung nào để giao tiếp?

icon-date
Xuất bản : 07/09/2022 - Cập nhật : 28/11/2022