logo

Trong mạch chỉnh lưu cầu phải dùng tối thiểu bao nhiêu điốt?

icon_facebook

Câu trả lời đúng nhất: Trong mạch chỉnh lưu cầu phải dùng tối thiểu 4 điốt. Mạch chỉnh lưu cầu sử dụng các điốt mắc thành một hình cầu khép kín. Để mạch chỉnh lưu được ở cả chu kỳ âm và dương thì trong mạch chỉnh lưu cầu cần phải dùng tối thiểu 4 điốt. Ở nửa chu kỳ thì dòng điện sẽ chỉ đi qua 2 điốt.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về mạch chỉnh lưu nhé!


1. Mạch chỉnh lưu là gì?

Mạch chỉnh lưu là một mạch điện điện tử chứa các linh kiện điện tử có tác dụng biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Mạch chỉnh lưu được dùng trong các bộ nguồn một chiều hoặc mạch tách sóng tín hiệu vô tuyến trong các thiết bị vô tuyến. Trong mạch chỉnh lưu thường chứa các diode bán dẫn để điều khiển dòng điện và các đèn chỉnh lưu thủy ngân hoặc các linh kiện khác.

Khi chỉ dùng một diode đơn lẻ để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều, bằng cách khóa không cho phần dương hoặc phần âm của dạng sóng đi qua mạch điện, thì mạch chỉnh lưu được gọi là chỉnh lưu nửa chu kỳ hay chỉnh lưu nửa sóng. Trong các bộ nguồn một chiều người ta hay sử dụng các mạch chỉnh lưu nhiều diode (2 hoặc 4 diode) với các cách sắp xếp khác nhau để có thể biến đổi từ xoay chiều thành một chiều bằng phẳng hơn trường hợp sử dụng một diode riêng lẻ. Trước khi các diode bán dẫn phát triển, người ta còn dùng các mạch chỉnh lưu sử dụng đèn điện từ chân không, đèn chỉnh lưu thủy ngân, các dãy bán dẫn đa tinh thể seleni.

Các máy thu thanh vô tuyến đầu tiên, người ta gọi là các máy tinh thể, dùng một sợi "râu mèo" hoặc một kim nhọn tiếp xúc nhẹ vào một điểm trên một khối tinh thể galena (sunphát chì) để tạo ra một diode tiếp điểm, hoặc một bộ tách sóng tinh thể. Trong hệ thống sấy đốt khí, các bộ phát hiện lửa có thể dùng. Hai điện cực trong một vỏ bọc kín có thể sản sinh ra dòng điện và có thể chỉnh lưu được một dòng điện xoay chiều, nhưng chỉ khi chúng nhìn thấy ngọn lửa.

>>> Xem thêm: Công dụng của Điôt bán dẫn


2. Các cách mắc mạch chỉnh lưu

a. Mạch chỉnh lưu nửa chu kì:

Ở nửa chu kỳ dương, điôt phân cực thuận, dòng điện 1 → điôt Đ →  Rtải  →2.

Ở nửa chu kỳ âm, điôt bị phân cực ngược do đó không có dòng qua tải.

Nhận xét:

Mạch đơn giản.

Hiệu suất sử dụng biến áp nguồn thấp.

Dạng sóng ra có độ gợn lớn nên việc lọc san bằng độ gợn khó khăn

⇒ Hiệu quả kém, thực tế ít sử dụng.

b. Mạch chỉnh lưu cả chu kì (toàn sóng) hình tia (điểm giữa).

Ở nửa chu kì dương, dòng 1→ Đ1 → Rtải → 2.

Ở nửa chu kì âm, dòng 3 → Đ2 → Rtải → 2.

⇒ Cả 2 điôt Đ1, Đ2 luân phiên chỉnh lưu theo từng nửa chu kì.

c. Mạch chỉnh lưu cầu:

Ở nửa chu kỳ dương, dòng điện I → Đ1 → Rtải → Đ3 → cực âm của cuộn thứ cấp.

Ở nửa chu kỳ âm, dòng điện I → Đ2 → Rtải → Đ4 → cực âm của cuộn thứ cấp.

Nhận xét:

Mạch dùng bốn điốt.

Biến áp nguồn không yêu cầu đặc biệt.

Điốt không phải chịu điện áp ngược cao.

Dạng sóng ra U0 có độ gợn nhỏ nên dễ lọc

⇒  Hiệu quả tốt, thực tế dùng phổ biến.


3. Trong mạch chỉnh lưu cầu phải dùng tối thiểu bao nhiêu điốt?

Mạch chỉnh lưu cầu sử dụng các điốt mắc thành một hình cầu khép kín. Để mạch chỉnh lưu được ở cả chu kỳ âm và dương thì trong mạch chỉnh lưu cầu cần phải dùng tối thiểu 4 điốt. Ở nửa chu kỳ thì dòng điện sẽ chỉ đi qua 2 điốt.

Trong mạch chỉnh lưu cầu phải dùng tối thiểu bao nhiêu điốt

Hình vào dạng sòng ngõ ra của điện áp sau chỉnh lưu cầu, ta thấy điện áp ở cả chu kỳ có giá trị dương và độ lớn bằng với giá trị điện áp nguồn. Nhưng ở bán kỳ âm điện áp ngõ ra ngược dấu với điện áp nguồn.

Thật vậy, ở bán kỳ dương dòng điện qua D1, qua tải, qua D4. Nếu ta bỏ qua độ sụt áp trên các điốt thì điện áp sau chỉnh lưu có cùng độ lớn và cùng dấu với điện áp ngõ vào.

Ở bán kỳ âm thì điện áp bị đổi dấu, dòng điện đi qua D2, qua tải, qua D3. Ta thấy dòng điện qua tải có chiều dương, còn điện áp trên tải thì ngược dấu với điện áp nguồn. Nên theo tính chất bắc cầu thì điện áp trên tải là điện áp dương.


4.  Ứng dụng

Trong mạch chỉnh lưu cầu phải dùng tối thiểu bao nhiêu điốt?

Ứng dụng cơ bản nhất của mạch chỉnh lưu là trích xuất thành phần điện một chiều hữu dụng từ nguồn xoay chiều. Thực ra hầu hết các ứng dụng điện tử sử dụng nguồn điện một chiều, nhưng nguồn cung cấp lại là dòng điện xoay chiều. Vì thế các mạch chỉnh lưu được sử dụng bên trong mạch cấp nguồn của hầu hết các thiết bị điện tử.

Mạch biến đổi điện một chiều từ điện áp này sang điện áp khác sẽ phức tạp hơn. Một trong những phương pháp đổi từ điện một chiều ở điện áp này sang điện một chiều ở điện áp khác là: đầu tiên chuyển từ một chiều thành xoay chiều, (dùng một mạch nghịch lưu)sau đó đưa qua máy biến áp để thay đổi điện áp, và cuối cùng là chỉnh lưu lại thành điện một chiều.

Các mạch chỉnh lưu cũng được ứng dụng trong mạch tách sóng các tín hiệu vô tuyến điều biến biên độ. Tín hiệu có thể cần hoặc không cần khuếch đại trước khi tách sóng. Nếu tín hiệu nhỏ quá, phải sử dụng các diode có điện áp rơi rất thấp. Trong trường hợp này các tụ và điện trở tải phải lựa chọn cẩn thận cho phù hợp. Trị số tụ điện thấp quá sẽ làm cho sóng cao tần lọt sang đầu ra. Chọn cao quá, nó có thể nạp đầy và giữ nguyên điện áp đã được nạp

----------------------------------

Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã giải đáp thắc mắc nhà Trong mạch chỉnh lưu cầu phải dùng tối thiểu bao nhiêu điốt? Và cung cấp cho bạn một số kiến thức về mạch chỉnh lưu. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 20/08/2022 - Cập nhật : 20/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads