logo

Trong lịch sử Trung Quốc, ai là người thành lập trường phái Pháp gia về triết học chính trị?

Câu hỏi: Trong lịch sử Trung Quốc, ai là người thành lập trường phái Pháp gia về triết học chính trị?

A. Lão Tử

B. Tuân Tử

C. Mạnh Tử

D. Thương Ưởng 

Trả lời

Đáp án đúng: D. Thương Ưởng 

Trong lịch sử Trung Quốc, Thương Ưởng  là người thành lập trường phái Pháp gia về triết học chính trị

Thương Ưởng  (khoảng 390 TCN-338 TCN), Ông vốn gốc mang họ Cơ là con cháu công thất Chu Văn vương trú tại đất Vệ nên còn gọi là Vệ Ưởng hoặc Công Tôn Ưởng, là nhà chính trị, pháp gia nổi tiếng, thừa tướng nước Tần của thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Với những đóng góp của bản thân với nước Tần, Vệ Ưởng được phong tước Thương quân, đất phong ở ấp Thương.

Trong lịch sử Trung Quốc, ai là người thành lập trường phái Pháp gia về triết học chính trị?

Thương Ưởng vốn là người nước Vệ, chịu ảnh hưởng của Lý Khôi, Ngô Khởi, đặc biệt là từ Pháp kinh của Lý Khôi, nhưng thờ tể tướng nước Ngụy là Công Thúc Tọa (chú của Ngụy Vũ hầu) làm thầy, được phong làm Trung thứ tử. Công Thúc Tọa biết Vệ Ưởng có tài, muốn tiến cử lên vua Ngụy nhưng chưa có dịp. Đến khi Công Thúc Tọa bị bệnh gần mất, vua Ngụy thân hành đến thăm, hỏi về người có thể nối chức tướng quốc. Công Thúc Tọa tiến cử Vệ Ưởng nhưng vua Ngụy không trả lời. Công Thúc Tọa bèn bảo:

- "Nếu nhà vua không nghe tôi, không dùng Ưởng thì phải giết y đi chớ để cho y ra khỏi biên giới."

Vua Ngụy nhận lời rồi ra về. Sau đó, Công Thúc Tọa cho gọi Vệ Ưởng đến, nói việc mình tâu với vua Ngụy cho ông biết, và bảo tìm đường mà trốn. Vệ Ưởng không nghe theo, vẫn ở lại nước Ngụy cho rằng vua Ngụy không nghe của Công Thúc Tọa cho mình làm tướng thì cũng sẽ không chịu giết mình. Quả nhiên sau khi Công Thúc Tọa chết, Ngụy Huệ vương cũng không giết ông.

icon-date
Xuất bản : 06/07/2022 - Cập nhật : 06/07/2022