logo

Trong giờ làm việc tại xí nghiệp X

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định. Trong cuộc sống có một vài tình huống xảy ra buộc chúng ta phải phân biệt được hành vi nào là trái pháp luật và hành vi nào là không trái pháp luật. Để biết được cách thức phân biệt, Toploigiai mời các bạn đi trả lời câu hỏi trắc nghiệm dưới đây:


Câu hỏi: 

Trong giờ làm việc tại xí nghiệp X, công nhân H đã rủ các anh M, S và D cùng chơi bài ăn tiền. Vỉ cần tiền lẻ, anh H ra phòng bảo vệ nhờ anh T là bảo vệ công ty đổi cho 1 triệu tiền lẻ. Do thua nhiều, anh H có hành vi gian lận nên bị anh D lao vào đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý?

 A. Anh H, S, D và bảo vệ T.

 B. Anh H, M, S, D và bảo vệ T.

 C. Anh S và D.

 D. Anh H, M, S và D.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Anh H, M, S và D.

Trong giờ làm việc tại xí nghiệp X, công nhân H đã rủ các anh M, S và D cùng chơi bài ăn tiền. Vỉ cần tiền lẻ, anh H ra phòng bảo vệ nhờ anh T là bảo vệ công ty đổi cho 1 triệu tiền lẻ. Do thua nhiều, anh H có hành vi gian lận nên bị anh D lao vào đánh gãy chân. Những người phải chịu trách nhiệm pháp lý là anh H, M, S và D.

>>> Xem thêm: Trách nhiệm pháp lý được chia làm mấy loại?


Giải thích của Giáo viên Top lời giải về lý do chọn đáp án D

Trong giờ làm việc tại xí nghiệp X

Thứ nhất, là hành vi chơi bài ăn tiền.

“Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Với hành vi chơi bài ăn tiền nói trên đã đủ cơ sở để xem là “đánh bạc trái phép”

=> Hành vi của H, M, M và D là trái pháp luật

=> H, M, S và D phải chịu trách nhiệm pháp lý

Thứ hai, là hành vi đi đổi tiền lẻ của anh T là bảo vệ công ty. Hành vi này chỉ là một hành vi giao dịch thông thường. Không thể xem là trái pháp luật để chịu trách nhiệm pháp lý.

Thứ ba, là hành vi lao vào đánh gãy chân H của anh D. Đánh người là hành vi xâm phạm quyền quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe của công dân. Do đó, hành vi đánh người của anh D đã làm xâm phạm đến quyền được bảo hộ tính mạng và sức khỏe của anh D.

=> anh D đã có hành vi vi phạm pháp luật

=> anh D phải chịu trách nhiệm pháp lý

Tóm lại, những người phải chịu trách nhiệm pháp lý, bao gồm: anh H, M, S và D.

=> Chọn đáp án D.

>>> Xem thêm: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là?


Một số câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về thực hiện pháp luật

Câu 1. Thực hiện pháp luật là hành vi

A. Thiện chí của cá nhân, tổ chức.

B. Hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

C. Tự nguyện của mọi người.

D. Dân chủ trong xã hội.

Trả lời:

Đáp án: B

Câu 2. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

B. Các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.

C. Các quy tắc quản lý nhà nước.

D. Trật tự, an toàn xã hội.

Trả lời:

Đáp án: A

Câu 3. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản, đó là quan hệ

A. Sở hữu, hợp đồng.

B. Hành chính, mệnh lệnh.

C. Sản xuất, kinh doanh.

D. Trật tự, an toàn xã hội.

Trả lời:

Đáp án: A

Câu 4. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự là hành vi vi phạm

A. Hình sự.

B. Hành chính.

C. Qui tắc quản lí xã hội.

D. An toàn xã hội.

Trả lời:

Đáp án: A

Câu 5. Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến

A. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

B. Nội quy trường học.

C. Các quan hệ xã hội.

D. Các quan hệ giữa nhà trường và học sinh.

Trả lời:

Đáp án: A

Câu 6. Hành vi trái pháp luật là hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho

A. Các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

B. Các quan hệ chính trị của nhà nước.

C. Các lợi ích của tổ chức, cá nhân.

D. Các hoạt động của tổ chức, cá nhân.

Trả lời:

Đáp án: A

------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã giải đáp cho các bạn về Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý? và cung cấp thêm một số câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt và có thật nhiều kiến thức bổ ích để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

icon-date
Xuất bản : 11/08/2022 - Cập nhật : 11/08/2022