logo

Trong giai đoạn 1929 - 1933 các nước tư bản đều?

icon_facebook

Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Trong giai đoạn 1929 - 1933 các nước tư bản đều?” kết hợp với những kiến thức mở rộng về Lịch sử 11 là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.


Trắc nghiệm: Trong giai đoạn 1929 - 1933 các nước tư bản đều? 

A. Lâm vào khủng hoảng kinh tế.

B. Mở rộng xâm lược thuộc địa.

C. Bước vào thời kì ổn định.

D. Tiến hành cải cách dân chủ.

Trả lời: 

Đáp án đúng: A. Lâm vào khủng hoảng kinh tế.

Trong giai đoạn 1929 - 1933 các nước tư bản đều lâm vào khủng hoảng kinh tế.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 -1939 dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về khủng hoảng kinh tế 1929


1. Bản chất của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản 

- Trong chủ nghĩa tư bản, khi nền sản xuất đã được xã hội hóa cao độ, khủng hoảng kinh tế là điều không tránh khỏi. Từ đầu thế kỷ XIX, sự ra đời của đại công nghiệp cơ khí đã làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa bị gián đoạn bởi những cuộc khủng hoảng có tính chu kỳ. Hình thức đầu tiên và phổ biến trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là khủng hoảng sản xuất "thừa".

- Khi khủng hoảng nổ ra, hàng hóa không tiêu thụ được, sản xuất bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ, phá sản, thợ thuyền bị thất nghiệp, thị trường bị rối loạn. Tình trạng thừa hàng hóa không phải là so với nhu cầu của xã hội, mà là “thừa” so với sức mua có hạn của quần chúng lao động. Trong lúc khủng hoảng thừa đang nổ ra, hàng hóa đang bị phá hủy thì hàng triệu người lao động lại lâm vào tình trạng đói khổ vì họ không có khả năng thanh toán.

- Các mâu thuẫn trong khủng hoảng kinh tế

+ Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội.

+ Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng không có giới hạn của tư bản với sức mua ngày càng co hẹp của quần chúng do bị bần cùng hóa

Trong giai đoạn 1929 - 1933 các nước tư bản đều?

2. Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế 1929-1933

- Cuộc đại rủi ro khủng hoảng tài chính thế giới 1929-1933 bắt nguồn từ các nước tư bản với việc chạy đua sản xuất hàng loạt sản phẩm & hàng hóa số lượng lớn, mong đạt lợi luận khổng lồ. Từ đó, người dân không tiêu thụ hết dẫn tới thừa ế sản phẩm & hàng hóa tràn lan. Tạo nên sự mất cân bằng về cung và cầu, tiền mất giá, tài chính đi xuống trầm trọng. Đồng thời làm các quan hệ giữa các nước xấu đi, nhiều xích mích và tranh chấp quyền lợi.

- Về bản chất, cuộc rủi ro khủng hoảng này xẩy ra bởi các nước tư bản đuổi theo lợi nhuận, vì thế sản xuất sản phẩm & hàng hóa một cách ồ ạt. Tuy nhiên, sức mua của người dân lại giảm sút vì quần chúng quá nghèo khổ. Đây được xem là cuộc rủi ro khủng hoảng sản xuất thừa. Trái ngược với cuộc rủi ro khủng hoảng 1919 – 1924 được xem là cuộc rủi ro khủng hoảng thiếu.

- Cuộc rủi ro khủng hoảng này đã phản ánh chính xác những xích mích thâm thúy trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản. Đó cũng là những điều mà khối hệ thống Véc-xai Oa-sinh-tơn không thể giải quyết và xử lý nổi.

Trong giai đoạn 1929 - 1933 các nước tư bản đều? (ảnh 2)

3. Đôi nét về khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933

- Vào 9/1929 cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu nổ ra từ Mỹ, nó đã tàn phá nặng nề khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào trạng thái kiệt quệ, công nhân thất nghiệp, các cơ sở sản xuất phải đóng cửa đồng loạt. Sản lượng công nghiệp giảm 50% vì trì trệ với gang thép giảm 75%, ô tô giảm 90%.

- Không chỉ có Mỹ, cuộc khủng hoảng này còn ảnh hướng đến hàng loạt các quốc gia tư bản khác như Anh, Pháp…đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo ghi chép thì nền công nghiệp Pháp giảm 30%, nông nghiệp giảm 40%, thu nhập quốc dân giảm 30%.

- Còn ở Anh, sản lượng gang cũng giảm sút 50%, thép giảm gần 50%, thương nghiệp giảm nặng nề đến 60%.

- Về bản chất thì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới này thực chất là sự tham lam, tàn độc của đế quốc và bọn thực dân, dẫn tới tình cảnh người dân khốn cùng, từ đó buộc phải đứng lên đấu tranh để giải thoát cho chính mình.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm đã dẫn tới sự tiêu điều, các nước tư bản bắt đầu xuất hiện sự lục đục trong nội bộ và nảy sinh ra nhiều ý đồ xấu để có thể giúp cho nền kinh tế hồi phục, phát triển.

- Chính cuộc khủng hoảng này đã khiến cho mâu thuẫn giữa giai cấp tư bản và giai cấp vô sản, giữa tầng lớp nông dân và địa chủ càng trở lên gay gắt. Vì thế mà đã dẫn đến cao trào cách mạng, các cuộc bạo loạn nổ ra ở khắp nơi trên thế giới.

- Đồng thời, cuộc khủng hoảng này còn kịch động ra sự mâu thuẫn giữa chính các quốc gia đế quốc với nhau trong vấn đề tranh giành tài nguyên, đất đai và tài sản của nhau. Do đó mà những quốc gia này đẩy mạnh chuẩn bị chiến tranh thế giới với âm mưu chính là chia lại thế giới, đây chính là ngòi nổ châm bùng lên chiến tranh thế giới thứ 2.

Trong giai đoạn 1929 - 1933 các nước tư bản đều? (ảnh 3)

4. Hậu quả khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933

- Kinh tế suy thoái nghiêm trọng.

- Hàng trăm triệu người thất nghiệp, phong trào đấu tranh của người lao động diễn ra sôi nổi.

- Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ chiến tranh thế giới mới đang đến gần.

icon-date
Xuất bản : 07/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads