logo

Trong đại dịch Covid-19, một người dùng Facebook đã chia sẻ: “Bắt đầu từ ngày 28/3/2020, toàn thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị phong toả trong 14 ngày

Câu hỏi: Trong đại dịch Covid-19, một người dùng Facebook đã chia sẻ: “Bắt đầu từ ngày 28/3/2020, toàn thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị phong toả trong 14 ngày…”. Khi bị triệu tập xử phạt, người này đã chứng minh rằng anh ta chỉ đưa lại một tin chứ không bịa. Người này có sai không? Sai ở đâu?

Lời giải: Người này sai ở chỗ không xác minh lại tính xác thực của thông tin mà đã phát tán, gây hoang mang tới người khác.

* Thông tin sai sự thật là gì

Thông tin sai sự thật là những thông tin giả mạo hoặc sai lệch với mục đích cố ý đánh lừa người đọc. Trong bối cảnh đại dịch hiện nay, thông tin sai sự thật có thể ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống, đặc biệt là sức khỏe tinh thần của người dân, khi mà việc tìm kiếm thông tin cập nhật liên quan đến COVID-19 trên mạng Internet đã gia tăng đột biến lên 50-70%.

Thông tin sai sự thật trong bối cảnh đại dịch có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Nhiều câu chuyện giả hoặc sai sự thật được thêu dệt và chia sẻ mà không hề có cơ sở hay được kiểm chứng. Phần lớn thông tin sai sự thật này được dựa trên thuyết âm mưu, một số còn được lồng ghép vào những thông tin chính thống. Thông tin giả mạo và sai lệch đã được lan tỏa trên khắp các khía cạnh của dịch bệnh: quá trình khởi phát của virus, nguyên nhân, cách điều trị và cơ chế lây nhiễm. Thông tin sai sự thật có thể được lan truyền và tiếp thu rất nhanh, làm thay đổi hành vi của con người, và có thể khiến nạn nhân chịu phải rủi ro lớn hơn. Tất cả những điều này làm cho đại dịch trở nên nghiêm trọng hơn, gây tổn hại tới nhiều người hơn và hủy hoại nỗ lực duy trì hệ thống y tế toàn cầu.

Trong đại dịch Covid-19, một người dùng Facebook đã chia sẻ: “Bắt đầu từ ngày 28/3/2020, toàn thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị phong toả trong 14 ngày

* Chế tài xử lý đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật

Các chế tài xử lý đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật trên không gian mạng được quy định tại Điều 8 Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 và Điều 9 Luật An ninh mạng năm 2018 bao gồm: Tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Như vậy, tùy từng tính chất và mức độ mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị áp dụng một, hai hoặc nhiều chế tài đối với một hành vi vi phạm.

>>> Xem trọn bộ: Bài 11: Ứng dụng trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền - Kết nối tri thức

icon-date
Xuất bản : 08/09/2022 - Cập nhật : 22/11/2022