Câu hỏi: Trong cuộc trò chuyện ở phần (2) văn bản Bầy chim chìa vôi, Mon nói với Mên những chuyện gì? Nội dung cuộc trò chuyện ấy giúp em cảm nhận được những nét tính cách nào của nhân vật Mon?
Lời giải
- Trong cuộc trò chuyện ở phần (2), Mon đã nói với Mên về sự thấp thỏm của mình và đề xuất ý kiến với Mên mang chúng vào bờ vì lo sợ tổ chim sẽ bị chìm. Và sau đó, Mon kể Mên nghe về chuyện lấy trộm con cá bống của bố.
- Cuộc trò chuyện ấy giúp em cảm nhận được nhân vật Mon là người sống tình cảm, biết quan tâm tới mọi việc xung quanh, nhất là khi nhân vật Mon lo lắng cho sự an toàn của lũ chim chìa vôi. Điều đó chứng tỏ, cậu là người giàu lòng trắc ẩn, yêu động vật sâu sắc.
>>>Xem thêm: Bài Bầy chim chìa vôi SGK 7 trang 11, 13, 15, 16, 17 - Văn Kết nối tri thức
Kiến thức tham khảo
1. Bài Bầy chim chìa vôi
- Giá trị nội dung
Câu chuyện về hai cậu bé giàu lòng nhân hậu, tình yêu thương bầy chim nhỏ bé nhưng kiên cường, dũng cảm
- Giá trị nghệ thuật
+ Cách kể chuyện hấp dẫn, tình tiết bất ngờ, xen lẫn miêu tả, biểu cảm
+ Phép nhân hóa, so sánh
- Thể loại: Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn.
2. Tác giả Nguyễn Quang Thiều
- Là một nhà thơ, nhà văn
- Làm việc tại báo Văn nghệ từ năm 1992 và rời khỏi năm 2007
- Ông sáng tác thơ, viết truyện, vẽ tranh,... và từng được trao tặng hơn 20 giải thưởng văn học trong nước và quốc tế
- Các tác phẩm chính: Ngôi nhà tuổi 17 (1990), Thơ Nguyễn Quang Thiều (1996), Mùa hoa cải bên sông (1989), Người, chân dung văn học (2008)...
Ông được coi là người cùng với nhà văn, trung tướng công an Hữu Ước sáng lập nên hai tờ báo là tờ An Ninh Thế giới cuối tháng và Cảnh Sát Toàn Cầu.. Bên cạnh đó, ông còn là chủ biên của nhiều tờ báo khác có tiếng tăm trong làng truyền thông đại chúng ở Việt Nam.
Từ những năm 1990, thơ Việt Nam đương đại bắt đầu có sự chuyển đổi lớn về mặt thi pháp và có thể nói, Nguyễn Quang Thiều là nhà thơ đầu tiên, bằng những nỗ lực vượt bậc và tài năng xuất sắc của mình, đã xác lập một giọng điệu mới trong thơ Việt.