logo

Trong công nghiệp, người ta sản xuất hiđro bằng cách nào?

Câu hỏi: Trong công nghiệp, người ta sản xuất hiđro bằng cách nào?

Trả lời:

Trong công nghiệp người ta điều chế hiđro bằng cách điện phân nước hoặc dùng than khử oxi của H2O trong lò khí than hoặc điều chế khí H2 từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ.

Ví dụ:

2H2O → 2H2 + O2 (điện phân)

Cùng Top lời giải tham khảo một số bài tập về H2O và H2 nhé!


1. Sự phân hủy nước

- Khi cho dòng điện một chiều đi qua Nước, trên bề mặt 2 điện cực sẽ sinh ra Hidro và Oxi.

2H2O → 2H2 + O2 (điện phân)


2. Sự tổng hợp nước

- Đốt hỗn hợp H2 và O2 bằng tia lửa điện gây nổ và 1 thể tích khí Oxi sẽ hóa hợp với 2 thể tích khí Hidro để tạo thành nước.

2H2 + O→ 2H2O (to)


3. Bài tập luyện tập 

Bài 1: Bằng những phương pháp nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước? Viết các phương trình hóa học xảy ra?

* Lời giải 

- Bằng phương pháp phân hủy nước bằng dòng điện hoặc tổng hợp nước (thực nghiệm) để chứng minh thành phần định tính và định lượng của nước, phương trình hóa học như sau:

2H2O → 2H2↑ + O2↑ (điện phân)

2H2 + O2 → 2H2O (to)

Bài 2: Tính thể tích khí hiđro và oxi (đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8g nước.

* Lời giải:

- Theo bài ra, cần tạo ra 1,8g nước, nên ta có: 

Trong công nghiệp, người ta sản xuất hiđro bằng cách nào?

- Phương trình phản ứng:

2H2 + O2 → 2H2O.

- Theo PTPƯ, thì ta có:

Trong công nghiệp, người ta sản xuất hiđro bằng cách nào? (ảnh 2)

⇒ Thể tích Oxi ở ĐKTC là: VO2 = n.22,4 = 0,05.22,4 = 1,12(lít).

⇒ Thể tích Hidro ở ĐKTC là: VH2 = n.22,4 = 0,01.22,4 = 2,24(lít).

Bài 3: Cho 48g CuO tác dụng với khí H2 khi đun nóng

Câu 1: Thể tích khí H2 ( đktc) cho phản ứng trên là:

A. 11,2 lít                   

B. 13,44 lít                    

C. 13,88 lít                        

D. 14,22 lít

Câu 2: Khối lượng đồng thu được là:

A. 38,4g                    

B. 32,4g                         

C. 40,5g                           

D. 36,2g

Sử dụng dữ kiện sau cho câu số 3,4

Cho khí H2 tác dụng với Fe2O3 đun nóng thu được 11,2g Fe

Câu 3: Khối lượng Fe2O3  đã tham gia phản ứng là:

A. 12g                    

B.13g                          

C.15g                                    

D.16g

Câu 4: Thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng là:

A. 1,12lít                     

B. 2,24 lít                       

C. 6,72 lít                      

D. 4,48 lít

Câu 5: Các phản ứng cho dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá- khử?

A. CO2 + NaOH → NaHCO3 

B.CO2  + H2O → H2CO3

C. CO2 + 2Mg → 2MgO + C

D. CO2  + Ca(OH)2 → CaCO3  + H2O

Bài 4. Dẫn 0,04 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 0,07 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 20 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 19,52.        

B. 19,28.        

C. 19,16.        

D. 19,04.

Bài 5. Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,8a mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng chất rắn giảm 1,28g. Giá trị của a là

A. 0,10.           

B. 0,08.           

C. 0,05.           

D. 0,04.

Bài 6. Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2 ) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,8a mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng chất rắn giảm 12,8g.

Mặc khác, dẫn hỗn hợp Y vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m (g) kết tủa. Giá trị của a là

A. 13,79.        

B. 15,76.        

C. 9,85.           

D. 19,7.

icon-date
Xuất bản : 06/03/2022 - Cập nhật : 06/03/2022