logo

Trong các ví dụ sau ví dụ nào không là phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh dạng ống

Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua một quá trình học tập, rèn luyện. Phản xạ có điều kiện để thay đổi, tạo điều kiện cho cơ thể thích nghi với điều kiện sống mới. Phản xạ có điều kiện dễ mất nếu không được thường xuyên củng cố. Vậy trong các ví dụ sau ví dụ nào không là phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh dạng ống? Hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhé!


Câu hỏi: Trong các ví dụ sau ví dụ nào không là phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh dạng ống?

A. Khỉ đi xe đạp, hải cẩu vỗ tay

B. Bấm chuông cho cá ăn, làm nhiều lần như vậy chỉ cầm bấm chuông là cá đã lên chờ ăn

C. Bò gặm cỏ, gà ăn thóc

D. Hươu bị con người bắn hụt, sẽ chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy con người

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Bò gặm cỏ, gà ăn thóc

Trong các ví dụ trên, bò gặm cỏ, gà ăn thóc không là phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh dạng ống.


Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án C

Lí do loại trừ đáp án A, B, D là dựa vào định nghĩa, tính chất của phản xạ có điều kiện

- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

Ví dụ: đạp xe đạp, đá bóng, thấy đèn đỏ thì dừng lại, mùa đông đến mặc áo ấm..

- Tính chất của phản xạ có điều kiện

+ Phản xạ có điều kiện mang tính vạn năng ví dụ như trời lạnh thì mặc ấm, trời nóng thì mặc mát

+ Các phản xạ nhằm mục đích phù hợp với môi trường và nâng cao khả năng thích nghi.

+ Có tính ổn định cao nếu được tập luyện thường xuyên

+ Phản xạ có điều kiện giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống luôn thay đổi

=> Từ các kiến thức trên loại đáp án A, B, D

- Ý D là hươu bị con người bắn hụt, sẽ chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy con người là phản xạ có điều kiện mang tính vạn năng

- Ý B là bấm chuông cho cá ăn, làm nhiều lần như vậy chỉ cầm bấm chuông là cá đã lên chờ ăn và ý A là khỉ đi xe đạp, hải cẩu vỗ tay đểu là phản xạ có điều kiện có tính ổn định cao nếu được tập luyện thường xuyên và nhằm mục đích nâng cao khả năng thích nghi.

Lí do chọn đáp án C

Ý C là bò gặm cỏ, gà ăn thóc không là phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh dạng ống do đó chỉ là hành động theo tự nhiên.

>>> Xem thêm: Trong các ví dụ sau đây ví dụ nào là phản xạ không điều kiện


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về phản xạ có điều kiện

Trong các ví dụ sau ví dụ nào không là phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh dạng ống

Câu 1: Phản xạ có điều kiện là

   A. Phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

   B. Phản xạ có sẵn, sinh ra đã có, không cần phải học tập.

   C. Phản xạ được hình thành trong đời sống.

   D. Phản xạ đã được hình thành trong quá trình tích lũy.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

Câu 2: Buổi sáng nghe thấy chuông báo thức sẽ bật dậy. Đây là ví dụ của loại phản xạ nào?

   A. Phản xạ không điều kiện.

   B. Phản xạ có điều kiện.

   C. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

   D. Phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Buổi sáng nghe thấy chuông báo thức sẽ bật dậy. Đây là ví dụ của phản xạ có điều kiện.

Câu 3: Thí nghiệm về sự phản xạ có điều kiện do ai nghiên cứu?

   A. Paplop.

   B. Moocgan.

   C. Lamac.

   D. Menđen.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Thí nghiệm về sự phản xạ có điều kiện do Paplop nghiên cứu.

Câu 4: Phản xạ nào phải thường xuyên củng cố, nếu không củng cố sẽ mất do ức chế tắt dần?

   A. Phản xạ không điều kiện.

   B. Phản xạ có điều kiện.

   C. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

   D. Phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Phản xạ có điều kiện phải thường xuyên củng cố, nếu không củng cố sẽ mất do ức chế tắt dần.

Câu 5: Phản xạ có điều kiện có tính chất nào dưới đây?

   A. Dễ mất khi không củng cố.

   B. Số lượng không hạn định.

   C. Hình thành đường liên hệ tạm thời.

   D. Cả 3 đáp án trên.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Phản xạ có điều kiện có tính chất sau: dễ mất khi không củng cố, số lượng không hạn định, hình thành đường liên hệ tạm thời.

Trên đây là tổng hợp kiến thức của Top lời giải về phản xạ có điều kiện. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết! 

icon-date
Xuất bản : 30/05/2022 - Cập nhật : 30/05/2022