logo

Trong bài Chữ người tử tù, lời kể về nhân vật quản ngục (trong phần 1) là của ai? Nó tác động đến cách nhìn của bạn về nhân vật này như thế nào?

Câu hỏi: Trong bài Chữ người tử tù, lời kể về nhân vật quản ngục (trong phần 1) là của ai? Nó tác động đến cách nhìn của bạn về nhân vật này như thế nào?

Lời giải 

- Lời của người viết.

- Tác động: nhân vật viên quản ngục hiện lên khách quan hơn, người đọc phần nào hiểu được vẻ đẹp của viên quản ngục. Sống trong ngục tù tưởng chừng như tâm hồn nhem nhuốc đi, song ở viên quản ngục, như lời tác giả bình luận, “là thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.

Kiến thức tham khảo: 

1. Nhân vật quản ngục

Viên quản ngục là viên quan coi sóc chốn lao tù, làm việc trong môi trường toàn là tội lỗi, tội phạm, cứng đầu,… Quản ngục là một người đã lớn tuổi, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Khuôn mặt luôn tư lự, nhăn nheo chứng tỏ ông có một đời sống nội tâm sâu sắc, phong phú. Sau khi nhận được phiến trát gửi về, trong sáu tên tử tù có ông Huấn Cao, người mà ông hằng ngưỡng mộ về tài viết chữ đẹp, điều đó làm ông vô cùng băn khoăn, nghĩ ngợi.

Trong bài Chữ người tử tù, lời kể về nhân vật quản ngục (trong phần 1) là của ai? Nó tác động đến cách nhìn của bạn về nhân vật này như thế nào?

2. Đôi nét về bài Chữ người tử tù

- Hoàn cảnh sáng tác

Truyện ngắn “Chữ người tử tù” ban đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”, in năm 1938 trên báo Tao Đàn. Năm 1940: được tuyển in trong tập truyện “Vang bóng một thời” và đổi tên thành “Chữ người tử tù” ⇒ Truyện ngắn này nằm trong mạch cảm hứng chung của toàn tập truyện: ca ngợi và khẳng định cái Đẹp trong quá khứ ⇒ chữ/cái Đẹp mới là trung tâm chứ không phải người.

- Tóm tắt: 

Truyện ngắn Chữ người tử tù được trích trong tập Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã nói lên vẻ đẹp tài hoa của con người - cái mà Nguyễn Tuân luôn tìm kiếm trong các tác phẩm của mình. Huấn Cao là một tử tù nhưng có tài viết chữ rất đẹp. Vì vậy mà ông nhận được sự biệt đãi đặc biệt của viên quản ngục dành cho mình. Viên quản ngục và thầy thơ rất trân trọng và say mê nét chữ của Huấn Cao nhưng Huấn Cao lại không thích nhận được sự biệt đãi của người khác. Huấn Cao vốn dĩ tỏ thái độ khinh miệt người quản ngục nhưng cho đến khi hiểu được tấm lòng thành kính của người đó thì Huấn Cao đã quyết định cho chữ. Trong đêm khuya hiện lên cảnh ba con người chụm đầu vào trong một không gian ẩm mốc, tù túng. Người tử tù phóng những nét chữ tuyệt đẹp và hai người còn lại thì khúm núm chờ đợi. Huấn Cao không chỉ có thiên lương trong sáng mà ông còn trân trọng thiên lương của người khác. Sau khi cho chữ, Huấn Cao đã khuyên quản ngục thay chốn ở để giữ được lương tâm trong sạch, lương thiện. Huấn Cao vừa là một người anh hùng khi dám đứng lên chống lại triều đình thối nát lúc bấy giờ, lại là một người có tài năng, có thiên lương trong sạch rất đáng ngưỡng mộ.

icon-date
Xuất bản : 09/07/2022 - Cập nhật : 27/11/2022