logo

Trong bài Cánh rừng trong nắng, cây cối và con vật trong rừng được tả như thế nào?

icon_facebook

Câu hỏi: Trong bài Cánh rừng trong nắng, cây cối và con vật trong rừng được tả như thế nào?

Lời giải:

Cây cối trong rừng được tả như sau:

- Vươn ngọn lên cao tít đón nắng

- Nhiều cây thân thẳng tắp, lá tròn xoe

Con vật trong rừng được tả như: Những con sóc nâu cong đuôi nhảy thoăn thoắt qua các cành cây. Thấy có người đi tới, chúng dừng cả lại, nhìn ngơ ngác.

Chú ý: Đoạn văn cuối cũng có những chi tiết miêu tả con vật nhưng đó là cảnh sắc mà các bạn nhỏ tưởng tượng ra thông qua lời kể của ông.

Trong bài Cánh rừng trong nắng, cây cối và con vật trong rừng được tả như thế nào?

>>> Xem trọn bộ: Giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 3: Cánh rừng trong nắng

Nhà văn Vũ Hùng: Người kể chuyện thiên nhiên 

Nhà văn Vũ Hùng là ai? 

Hẳn sẽ có người đặt câu hỏi ấy. Quả thực, với nhiều độc giả, nhất là thế hệ độc giả đương thời, Vũ Hùng là cái tên ít quen thuộc. Điều ấy hoàn toàn đúng, và cũng có nguyên do. Trước hết, bởi ông đã già (sinh năm 1931), lại sang Pháp định cư từ năm 1989. 25 năm liền sống xa Tổ quốc, một cái tên bặt đi trên văn đàn, thế thì có nhiều lứa độc giả không biết, không nhớ đến Vũ Hùng cũng là điều có thể hiểu được.

Cuốn sách đầu tay của nhà văn Vũ Hùng là cuốn “Mùa săn trên núi” ra đời năm 1961. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã viết hơn 40 cuốn sách cho thiếu nhi, trong đó nhiều cuốn được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. Ông cũng đã hai lần được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng: cuốn Sao Sao (1982) và cuốn Sống giữa bầy voi (1986).

Ngoài ra, các tác phẩm khác của nhà Vũ Hùng viết về chủ đề thiên nhiên động vật, rừng núi được nhiều độc giả yêu thích như: Mùa săn trên núi, Sống giữa bầy voi, Giữ lấy bầu mật, Chú ngựa đồng cỏ, Người quản tượng và con voi chiến sĩ, Bầy voi đen, Con voi xa đàn, Con culi của tôi, Vườn chim..

Vùng biên giới phía Bắc hùng vĩ, với “những ngọn núi mây phủ triền miên, những rừng thông vi vút” hay vùng biên giới phía Tây, trong lòng dãy Trường Sơn với “những cánh rừng chưa hề in dấu chân người, những ngọn núi tím biếc với những hồ nước trong vắt trên đỉnh, những đồi lau và đồi tranh vàng rực dưới nắng thu, những bầy thú mà ta dễ dàng gặp trên đường (tê giác, hươu nai, bầy voi, những con bò tót, lũ báo) và câu chuyện của những người đi rừng là nguồn cảm hứng để ông viết những tác phẩm ấy.

Qua những tác phẩm của mình, nhà văn Vũ Hũng muốn các độc giả thiếu nhi hiện nay hiểu về một thời chưa xa lắm, thiên nhiên đất nước ta tươi đẹp, trong lành như thế, muông thú phong phú như thế, và còn người hiền hòa như thế.

Nhà văn Trần Đức Tiến đánh giá: “Nhà văn Vũ Hùng là một trong những tác giả quan trọng nhất trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam với một lối văn chương chuẩn mực. Tác phẩm của ông không chỉ dành cho thiếu nhi mà còn hướng đến cả những người lớn đang có nguy cơ đánh mất tuổi thơ, đánh mất kí ức của mình.”

icon-date
Xuất bản : 07/09/2022 - Cập nhật : 07/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads