logo

Trong 4 mặt trận sau, mặt trận nào có ý nghĩa quyết định trong chiến tranh?

Chiến tranh nhân dân Việt Nam là quá trình sử dụng tiềm lực của đất nước, nhất là tiềm lực quốc phòng an ninh, nhằm đánh bại ý đồ xâm lược lật đổ của kẻ thù đối với cách mạng nước ta.


Trắc nghiệm: Trong 4 mặt trận sau, mặt trận nào có ý nghĩa quyết định trong chiến tranh:

A. Mặt trận kinh tế

B. Mặt trận quân sự

C. Mặt trận ngoại giao

D. Mặt trận chính trị

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Mặt trận quân sự

Mặt trận có ý nghĩa quyết định trong chiến tranh đó là mặt trận quân sự.


Kiến thức tham khảo về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa


1. Những vấn đề chung về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

a. Mục đích, đối tượng của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

- Mục đích của chiến tranh nhân dân

Chiến tranh nhân dân Việt Nam là quá trình sử dụng tiềm lực của đất nước, nhất là tiềm lực quốc phòng an ninh, nhằm đánh bại ý đồ xâm lược lật đổ của kẻ thù đối với cách mạng nước ta.

Nhằm mục đích: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

- Đối tượng tác chiến của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

+ Đối tượng tác chiến: Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động có hành động phá hoại, xâm lược lật đổ cách mạng, hiện nay chúng thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình” bạo loạn lật đổ để xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta và sẵn sàng sử dụng lực lượng vũ trang hành động quân sự can thiệp khi có thời cơ.

+ Âm mưu, thủ đoạn chủ yếu của kẻ thù khi xâm lược nước ta.

Thực hiện đánh nhanh, thắng nhanh, kết hợp tiến công quân sự từ bên ngoài vào với hành động bạo loạn lật đổ từ bên trong; đồng thời kết hợp với các biện pháp phi vũ trang để lừa bịp dư luận.

Lực lượng tham gia với quân đông, vũ khí trang bị hiện đại.

Khi tiến công thường trong giai đoạn đầu sẽ bao vây, phong toả, sau sử dụng hoả lực đánh bất ngờ, ồ ạt. Giai đoạn thực hành thôn tính lãnh thổ có thể đồng thời hỗ trợ bạo loạn lật đổ ở bên trong của các lực lượng phản động và sử dụng các biện pháp chính trị, ngoại giao để lừa bịp dư luận.

Khi tiến hành chiến tranh xâm lược, địch có điểm mạnh, yếu sau:

Mạnh: Có ưu thế tuyệt đối về sức mạnh quân sự, kinh tế và tiềm lực khoa học công nghệ. Có thể cấu kết được với lực lượng phản động nội địa, thực hiện trong đánh ra, ngoài đánh vào.

Yếu: Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, chắc chắn bị nhân loại phản đối. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, chống xâm lược, chắc chắn sẽ làm cho chúng bị tổn thất nặng nề, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của địch. Địa hình thời tiết nước ta phức tạp khó khăn cho địch sử dụng phương tiện, lực lượng.

b. tính chất, đặc điểm của chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc

* Tính chất chiến tranh nhân dân

 – Là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng, nhằm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân và mọi thành quả của cách mạng.

– Là cuộc chiến tranh mang tính hiện đại (hiện đại về vũ khí, trang bị, tri thức và nghệ thuật quân sự).

* Đặc điểm chiến tranh nhân dân

– Trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, chúng ta tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, nhằm góp phần thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Do vậy, chúng ta có thể tập hợp, động viên và phát huy cao độ, đông đảo được sức mạnh của toàn dân cả nước, chung sức đánh giặc.

– Trong cuộc chiên tranh, nhân dân ta phải bảo vệ được độc lập thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, dựa vào sức mình là chính nhưng đồng thời cũng được sự ủng hộ, giúp đỡ của cả loài người tiến bộ trên thế giới, tạo thành sức mạnh tổng hợp để đánh thắng chiến tranh xâm lược của kẻ thù.

– Chiến tranh diễn ra khẩn trương, quyết liệt, phức tạp ngay từ đầu và trong suốt quá trình chiến tranh. Tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, địch sẽ thực hiện phương châm chiến lược đánh nhanh, giải quyết nhanh. Quy mô chiến tranh có thể lớn và ác liệt ngay từ đầu. Kết hợp tiến công hoả lực với tiến công trên bộ, tiến công từ bên ngoài kết hợp với bạo loạn lật đổ ở bên trong và bao vây phong toả đường không, đường biển và đường bộ nhằm đạt được mục tiêu chiến lược trong thời gian ngắn.

>>> Xem thêm: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là cuộc chiến tranh mang tính chất gì?


2. Quan điểm của Đảng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc

 a. Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ trang nhân dán làm nòng cốt. Kết hợp tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực.

– Vị trí: Đây là quan điểm cơ bản xuyên suốt, thể hiện tính nhân dân sâu sắc trong chiến tranh. Cuộc chiến là cuộc chiến của dân, do dân và vì dân với tinh thần đầy đủ nhất. Là điều kiện để phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp trong cuộc chiến tranh.

– Nội dung thể hiện:

 + Đảng ta không chỉ dựa vào lực lượng vũ trang mà phải dựa vào sức mạnh của toàn dân, tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc…

+ Động viên toàn dân đánh giặc và tổ chức quần chúng cùng lực lượng vũ trang nhân dân trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống lại chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí. Lực lượng nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân: dân quân tự vệ, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực.

b. Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá và tư tưởng, lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong chiến tranh.

– Vị trí: Quan điểm trên có vai trò quan trọng, vừa mang tính chỉ đạo và hướng dẫn hành động cụ thể để giành thắng lợi trong chiến tranh.

– Nội dung:

+ Chiến tranh của nước ta là một cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ, cách mạng. Cuộc chiến ấy cần chúng ta phải đánh địch trên tất cả các mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế văn hoá tư tưởng. Mỗi mặt trận đấu tranh đều có vị trí quan trọng của nó.

+ Các mặt trận đấu tranh cần kết hợp chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau và tạo điều kiện cho đấu tranh quân sự giành thắng lợi trên chiến trường và cùng với đấu tranh quân sự tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn giành thắng lợi cho cuộc chiến tranh.

+ Truyền thống và kinh nghiệm của cuộc chiến tranh giải phóng và giữ nước trong lịch sử ông cha ta cũng như dưới sự lãnh đạo của Đảng đấu tranh với địch trên nhiều mặt nhưng chủ yếu đã đánh địch và thắng địch trên mặt trận quân sự giành được thắng lợi, giữ nền độc lập dân tộc.

c. Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực để đủ sức đánh được lâu dài, ra sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian của chiến tranh giành thắng lợi càng sớm càng tốt.

d. Kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa kháng chiến vừa xây dựng, ra sức sản xuất thực hành tiết kiệm giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta càng đánh càng mạnh. Đây là một kinh nghiệm cũng như là truyền thống chống giặc ngoại xâm trước kia cũng như cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Nếu chiến tranh xảy ra, chúng ta phải tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, cuộc chiến đó sẽ diễn ra quyết liệt ngay từ đầu.

e. Kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, trấn áp kịp thời mọi âm mưu và hành động phá hoại gây bạo loạn

f. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần tự lực tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới.


3. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ Tổ Quốc

Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm chung của tất cả công dân Việt Nam không loại trừ ai. Đối với học sinh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc thì mỗi cá nhân cần:

Luôn nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách và đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, bảo vệ tổ quốc không chỉ những việc to lớn mà từ những việc nhỏ bé nhất;

Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú.

Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương như tổ chức thăm, tặng quà cho các gia đình liệt sĩ, các chú thương binh, bệnh binh, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhân ngày kỉ niệm thương binh, liệt sĩ 27-7 hàng năm; chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ;…

icon-date
Xuất bản : 26/05/2022 - Cập nhật : 26/05/2022