logo

Triolein tác dụng với cu(oh)2 ở nhiệt độ thường ra sản phẩm gì

Câu hỏi: Cho biết sản phẩm tạo thành khi cho triolein tác dụng với cu(oh)2 ở nhiệt độ thường.

Trả lời: 

Triolein là este trong phân tử có chứa liên kết đôi,có CTCT là (C17H33COO)C3H5 , không chứa nhóm OH liền kề nên không phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về triolein và Cu(OH)2 nhé!


Mục lục nội dung

A. Triolein là gì? 

I. Định nghĩa

- Định nghĩa: Triolein là một triglyxerit có nguồn gốc từ ba đơn vị của axit oleic.

- Công thức phân tử: C57H104O6

- Công thức cấu tạo: (C17H33COO)3C3H5

Triolein tác dụng với cu(oh)2 ở nhiệt độ thường ra sản phẩm gì

- Tên gọi

+ Tên gốc chức: Trioleolyglixerol

+ Tên thường gọi: Triolein

* Nguồn gốc

+ Triolein thu được từ dầu oliu

+ Nó là một trong hai thành phần của dầu của Lorenzo

II. Tính chất vật lí và nhận biết

- Triolein là một chất lỏng không tan trong nước nhưng lại tan trong dung dịch clorofom, axeton, benzen

III. Tính chất hóa học

1. Phản ứng thủy phân trong mỗi trường axit

Triolein tác dụng với cu(oh)2 ở nhiệt độ thường ra sản phẩm gì (ảnh 2)

2. Phản ứng thủy phân trong mỗi trường kiềm (xà phòng hóa)

   

Triolein tác dụng với cu(oh)2 ở nhiệt độ thường ra sản phẩm gì (ảnh 3)

3. Phản ứng cộng H2

Triolein tác dụng với cu(oh)2 ở nhiệt độ thường ra sản phẩm gì (ảnh 4)

4. Phản ứng oxi hóa

Nối đôi C=C ở gốc axit không no bị oxi hóa chậm bởi oxi trong không khí tạo thxnhf peoxit, chất này phân hủy thành các chất có mùi khó chịu.

IV. Ứng dụng

- Triolein được sử dụng để chế biến thực phẩm

- Phản ứng cộng hidro của Triolein được ứng dụng trong công nghiệp để chuyển hóa chất béo lỏng (dầu) thành mỡ rắn để thuận tiện cho việc vận chuyển hoặc thành bơ nhân tạo và đồng thời cũng là để sản xuất xà phòng.

V. Bài tập vận dụng

Câu 1: Triolein có công thức cấu tạo là

A. (C17H35COO)3C3H5

B. (C15H31COO)3C3H5

C. (C17H33COO)3C3H5

D. (C17H31COO)3C3H5

Đáp án đúng: C. (C17H33COO)3C3H5

Câu 2: Triolein không tham gia phản ứng nào sau đây?

A. Phản ứng cộng H2.

B. Thủy phân trong môi trường kiềm.

C. Thủy phân trong môi trường axit.  

D. Phản ứng với kim loại Na.

Đáp án đúng: D. Phản ứng với kim loại Na.

Triolein là chất béo không no, không phản ứng với kim loại Na

Câu 3: Triolein không phản ứng với chất nào sau đây ?

A. H2 (có xúc tác)     C. dung dịch Br2

B. dung dịch NaOH     D. Cu(OH)2

Đáp án đúng: D. Cu(OH)2

Câu 4: Cho sơ đồ chuyển hoá:

Triolein tác dụng với cu(oh)2 ở nhiệt độ thường ra sản phẩm gì (ảnh 5)

Tên của Z là :  

A. axit linoleic.

B. axit oleic.

C. axit panmitic.

D. axit stearic

Đáp án đúng: D. axit stearic

(C17H33COO)3C3H5 - H2 dư, (Ni, to) → (C17H35COO)3C3H5 - NaOH→ C17H35COONa + HCl → C17H35COOH (axit stearic).

Câu 5: Chỉ số iot của triolein có giá trị bằng bao nhiêu?

A. 26,0 

B. 86,2 

C. 82,3 

D. 102,0

Đáp án đúng: B. 86,2 

B. Cu(OH)2 là gì?

I. Định nghĩa

- Định nghĩa: Đồng(II) hiđrôxit là một hợp chất có công thức hóa học là Cu(OH)2. Nó là một chất rắn có màu xanh lơ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit, amoniac đặc và chỉ tan trong dung dịch NaOH 40% khi đun nóng.

- Công thức phân tử: Cu(OH)2

- Công thức cấu tạo: HO – Cu- OH

II. Tính chất vật lí và nhận biết

- Tính chất vật lí: Là chất rắn có màu xanh lơ, không tan trong nước.

- Nhận biết: Hòa tan vào dung dịch axit HCl, thấy chất rắn tan dần, cho dung dịch có màu xanh lam.

    Cu(OH)2 + 2HCl→ CuCl2 + 2H2O

III. Tính chất hóa học 

+ Đồng(II) hydroxit là hydroxit lưỡng tính:

Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

Cu(OH)2 + 2NaOH (đặc) t°→ Na2Cu(OH)4

+ Nó bị nhiệt phân:

Cu(OH)2 (DK: t°) → CuO + H2O

+ Tạo phức chất, hòa tan trong dung dịch amoniac:

Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH

Đồng(II) hydroxit tetramin Cu(NH3)4(OH)2 (màu xanh dương) được gọi là nước Svayde có khả năng hòa tan cellulose và nitrocellulose. Khi pha loãng hay thêm axit vào dung dịch trên thì cellulose lại kết tủa.

+ Tạo phức chất, hòa tan trong ancol đa chức có nhiều nhóm -OH gắn với nguyên tử cacbon kế cận nhau:

Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

+ Phản ứng trên giúp nhận biết ancol đa chức có nhiều nhóm -OH cạnh nhau trong phân tử.

+ Phản ứng với aldehyde:

2Cu(OH)2 + NaOH + HCHO (DK: t°) → HCOONa + Cu2O↓ + 3H2O

Phản ứng trên dùng để nhận biết nhóm chức andehit vì tạo ra Cu2O kết tủa đỏ gạch.

+ Phản ứng màu biure:

Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. Đó là màu của phức chất tạo thành giữa peptit có từ hai liên kết peptit trở lên tác dụng với ion đồng.

IV. Ứng dụng 

- Dung dịch đồng(II) hiđroxit trong amoniac, có khả năng hòa tan xenlulozo. Tính chất này khiến dung dịch này được dùng trong quá trình sản xuất rayon,…

- Được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thủy sinh vì khả năng tiêu diệt các ký sinh bên ngoài trên cá, bao gồm sán, cá biển, mà không giết chết cá.

- Đồng(II) hiđroxit được sử dụng thay thế cho hỗn hợp Bordeaux, một số thuốc diệt nấm và nematicide.

- Một số sản phẩm như Kocide 3000, sản xuất từ Kocide L.L.C. Đồng (II) hydroxit cũng đôi khi được sử dụng như chất màu giốn gốm.

icon-date
Xuất bản : 09/03/2022 - Cập nhật : 09/03/2022