Câu hỏi: Trình tự nuclêôtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau nằm ở?
A. Hai đầu mút NST.
B. Eo thứ cấp
C. Tâm động
D. Điểm khởi sự nhân đôi
Trả lời:
Chọn A.
Giải chi tiết:
Trình tự nucleotit có tác dụng bảo vệ cho các NST không dính vào nhau nằm ở hai đầu mút NST.
Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung về Nhiễm sắc thể dưới đây nhé!
Trong nhân của mỗi tế bào, các phân tử ADN ở trong các cấu trúc gọi là nhiễm sắc thể. Mỗi nhiễm sắc thể được tạo nên từ chuỗi ADN cuộn chặt nhiều lần xung quanh các protein là histone, giúp giữ các cấu trúc của ADN.
Khi các tế bào không phân chia, chúng ta không thể nhìn thấy nhiễm sắc thể trong nhân tế bào cho dù soi dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, ADN trong nhiễm sắc thể trở nên cuộn chặt hơn trong quá trình phân bào và có thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi. Đa phần những nghiên cứu về nhiễm sắc thể được biết đều thông qua việc quan sát nhiễm sắc thể trong lúc phân bào.
Mỗi nhiễm sắc thể có một điểm co thắt gọi là tâm động (centromere), tâm động chia nhiễm sắc thể thành 2 phần (hoặc 2 cánh). Cánh ngắn của nhiễm sắc thể được gọi là cánh p. Cánh dài của nhiễm sắc thể được gọi là cánh q. Vị trí của tâm động trên mỗi nhiễm sắc thể qui định hình dạng của nhiễm sắc thể, và được sử dụng để mô tả vị trí các gen một cách cụ thể.
Vì một lý do nào đó, nếu xảy ra đột biến tại nhiễm sắc thể sẽ dẫn đến tình trạng gọi là bất thường nhiễm sắc thể có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cá thể như hội chứng Down. Có 2 dạng bất thường gồm: thay đổi số lượng nhiễm sắc thể (dị bội hay lệch bội) và thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể.
Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ là 1 phân tử axit nucleotit trần dạng vòng nằm trong vùng nhân không có màng bao quanh
Ở virut và thức thể khuẩn thì NST là phân tử ADN , ở một số loài virut thì vật chất di truyền có thể là ARN
* Ở sinh vật nhân thực
Nhiễm sắc thể (NST) là phức hợp cấu tạo gồm ADN và protein chủ yếu là histon
Hình thái NST : đặc trưng cho từng loài và nhìn rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân và hình thái NST biến đổi qua các kì phân bào.
Trong quá trình nguyên phân ở kì trung gian mỗi NST có dạng sợi mảnh để chuẩn bị cho quá trình nhân đôi ADN ở pha S. Vào kì trước, các NST bắt đầu đóng xoắn, sự đóng xoắn đật đến mức tối đa vào kì giữa. Đến kì sau, các NST tách nhau ở tâm động trở thành NST đơn đi về hai cực của tế bào. Tới kì cuối NST tháo xoắn trở về trạng thái mảnh
Số lượng NST :
Ở sinh vật nhân sơ chỉ có 1 phân tử ADN dạng trần có bộ NST đơn bội
Ở sinh vật nhân thực , tế bào sinh dưỡng mang bộ NST lưỡng bội 2n , các NST tồn tại thành từng cặp . Mỗi cặp có 2 chiếc NST giống nhau về kích thước và các cấu trúc đặc trưng trong đó có 1 NST có nguồn gốc từ bố và 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
Ở các tế bào sinh dục ( trứng , tinh trùng ) số lượng NST chỉ bằng một nửa số NST trong tế bào sinh dưỡng 1 kí hiệu là n và có bộ NST đơn bội n .
a. Cấu trúc hiển vi của một NST
Mỗi NST điển hình gồm 3 trình tự nucleotit đặc biệt
* Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào
* Vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ NST và giúp cho các NST không dính vào nhau
* Các trình tự khởi đầu nhân đôi AND là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu được nhân đôi
b. Cấu trúc siêu hiển vi
+ Đơn vị cơ bản cấu tạo nên NST là nucleoxom
+ Mỗi nucleoxom gồm 8 phân tử protein histon được quấn quanh bởi 1 ¾ vòng AND tương ứng với 146 cặp nucleotit
+ Các nucleoxom cạnh nhau được nối với nhau bởi một đoạn AND tạo thành chuỗi nucleoxom ( sợi cơ bản)
+ Sợi cơ bản (11nm) -> Sợi nhiễm sắc (30nm) -> Cromatit (700nm) -> NST (1400nm)
+ Ở tế bào nhân sơ, NST thường chỉ chứa 1 phân tử AND mạch kép, dạng vòng