logo

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống SGK 7 trang 36 - Văn Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống SGK 7 trang 36 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều Ngữ văn lớp 7 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Mục lục nội dung

Định hướng

Câu hỏi (trang 36, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

a) Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống là nêu lên những suy nghĩ của người nói trước một vấn đề trong đời sống, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của mình, nhằm thuyết phục người nghe.

- Vấn đề nêu lên để trao đổi có thể lấy từ cuộc sống hằng ngày như: 

+ Thế nào là lòng nhân hậu, vị tha? 

+ Thế nào là lòng dũng cảm? 

+ Tình cảm và giáo dục trong gia đình có vai trò quan trọng như thế nào? 

- Nhưng vấn đề cũng có thể đặt ra từ tác phẩm văn học. Ví dụ: 

+ Suy nghĩ về lòng yêu nước sau khi đọc một tác phẩm, như Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi), Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng) và Buổi học cuối cùng (Đô-đê), … 

b) Để trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống, các em chú ý: 

- Xác định được vấn đề cần có ý kiến. 

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.

- Chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ như tranh, ảnh, máy chiếu, ... (nếu có) và chú ý kĩ năng thuyết trình trước tập thể. 

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống SGK 7 trang 36 - Văn Cánh diều

Thực hành

Câu hỏi (trang 37, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Các văn bản đã học: “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và “Buổi học cuối cùng” (Đô-đê) đều có những nội dung thể hiện lòng yêu nước. Ý kiến của em như thế nào?

Lời giải 

- Mở đầu: Nêu vấn đề cần trình bày

   Cả ba văn bản đều có nội dung liên quan đến tinh thần yêu nước nhưng mỗi văn bản có cách thể hiện rất khác nhau

- Nội dung chính: Dựa vào các ý đã tìm được, trình bày ý kiến của mình theo một trình tự nhất định.

+ Nêu cách hiểu về lòng yêu nước thể hiện cụ thể ở mỗi văn bản

    Lòng yêu nước thể hiện ở văn bản Buổi học cuối cùng là tình cảm trân trọng yêu quý tiếng Pháp của thầy Ha-men, của dân làng và cậu bé Phrăng… Ở văn bản Dọc đường xứ Nghệ là… Ở văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng là…

+ Nêu lí lẽ vì sao những biểu hiện đó được coi là lòng yêu nước

    Hành động chế vũ khí (tên, nỏ) bắn giặc Pháp xâm lược là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước ở chú Võ Tòng.

     Những cảnh vật dọc đường với những thắc mắc của bé Côn hay câu trả lời của cụ Phó bảng, tuy chỉ là những suy nghĩ, cảm xúc, không phải là hành động cụ thể nhưng vẫn là biểu hiện của lòng yêu nước

     Yêu tiếng mẹ đẻ cũng được coi là biểu hiện của lòng yêu nước…

- Kết thúc: Tóm tắt, khẳng định lại ý kiến đã nêu của mình và liên hệ với cuộc sống hiện nay

   Không nên hiểu lòng yêu nước một cách hạn hẹp, chẳng hạn quan niệm: chỉ ra trận đánh giặc mới là yêu nước. Yêu nước còn được thể hiện bằng nhiều cách thức, hành động… khác nhau

Bài tham khảo 

Theo em, “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và “Buổi học cuối cùng” (Đô-đê) là ba văn bản đều nói về lòng yêu nước. Nhưng trong mỗi văn bản, lòng yêu nước được thể hiện theo những hướng khác nhau.

Trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, tình yêu nước xuất phát từ tinh thần gan dạ, quả cảm của những con người bình dị, chân chất nơi núi rừng phương Nam. Hay trong văn bản “Buổi học cuối cùng”, lòng yêu nước được thể hiện qua sự yêu ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ và tình yêu nghề dạy học của thầy giáo người Pháp trong buổi học cuối cùng học bằng tiếng Pháp. Đặc biệt, chi tiết thầy giáo đứng lên, cầm phấn và viết “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”. Đó là hình ảnh đẹp thể hiện tình yêu nước thiêng liêng, mang theo sự tiếc nuối, sót xa của một người trí thức yêu nước, yêu nghề. Cuối cùng, trong văn bản “Dọc đường xứ Nghệ”, ta bắt gặp hình ảnh ba cha con đang bàn luận về những di tích lịch sử, những địa danh nổi tiếng cùng với những câu chuyện, sự tích gắn liền với mỗi địa danh. Qua đó, ta thấy nỗi khát vọng, niềm mong ước của nhân dân đều in hằn lên hình sông, dáng núi đất Việt. Những câu chuyện đó giúp người con hiểu thêm về cội nguồn, lịch sử dân tộc, từ đó củng cố lòng yêu nước, yêu những giá trị văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc. 

Như vậy, qua ba văn bản, ta thấy lòng yêu nước không chỉ thể hiện ở các chiến sĩ, những người trực tiếp giết giặc mà nó có thể được biểu hiện theo nhiều cách, nhiều phương diện khác nhau trong cuộc sống. Vì vậy, chúng ta phải biết trân trọng mọi thứ xung quang, bồi dưỡng lòng yêu nước của mình từ những điều nhỏ nhặt nhất.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống SGK 7 trang 36 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 28/07/2022 - Cập nhật : 09/08/2022