logo

Trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mĩ

icon_facebook

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mĩ” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn địa lý 7 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mĩ

- Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều tây - đông.

+ Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

+ Theo chiều kinh tuyến :

Phía tây kinh tuyến 100° T, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.

Phía đông của kinh tuyến 100° T hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

- Nguyên nhân :

+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.

+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.

Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về Bắc Mỹ dưới đây nhé


Kiến thức tham khảo về Bắc Mỹ


1. Vị trí địa lý Bắc Mỹ:

Bắc Mỹ là lục địa lớn thứ ba thế giới, có dân số ước tính vào khoảng 380 triệu người và diện tích lên tới 21,346,000 km² (824,714 mi²). Cùng với Nam Mỹ, Bắc Mỹ là một phần của châu Mỹ, siêu lục địa lớn thứ hai thế giới, sau lục địa Á-Âu-Phi (bao gồm châu Á, châu Âu và châu Phi).

Bắc Mỹ nằm ở Tây Bán cầu , phía đông giáp với Đại Tây Dương; phía tây giáp với Thái Bình Dương; phía nam giáp với biển Caribbean, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và lục địa Nam Mỹ; phía bắc giáp với Bắc Băng Dương. Phía bắc của Bắc Mỹ là nơi dân cư thưa thớt, bao gồm phần lớn là lãnh thổ của Canada, cùng với đảo Greenland (Đan Mạch) ở phía đông bắc, và Alaska, tiểu bang lớn nhất của Hoa Kỳ, ở phía tây bắc. Phần trung tâm và phía nam của Bắc Mỹ bao gồm lãnh thổ của Hoa Kỳ lục địa, Mexico, và các quốc gia và vùng lãnh thổ tại Trung Mỹ và Caribbean.

Đặc điểm tự nhiên của Bắc Mỹ gồm có phần phía bắc của dãy núi châu Mỹ, đại diện bởi dãy Appalachian ở phía đông và dãy núi Rocky trẻ hơn về mặt địa chất học ở phía đông. Ở phía bắc có nhiều hồ sông băng được hình thành từ thời kỳ băng hà cuối cùng, nổi bật nhất là Ngũ Đại Hồ. Các lưu vực lớn ở Bắc Mỹ đều tháo về phía đông như: sông Mississippi/sông Missouri và Rio Grande tháo về vịnh Mexico, sông Saint Lawrence tháo về Đại Tây Dương.

Trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mĩ

2. Dân cư:

- Tổng dân số: 415,1 triệu người (năm 2001), 496,7 triệu người (2018)

- Đặc điểm dân số:

   + Mật độ dân số: 20 người/km2.

   + Dân cư phân bố không đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Đông và phía Tây.

   + Ngày nay, một bộ phận dân cư ở Hoa Kì đang có dự biến đổi lớn.

   + Hơn 3/4 dân cư Bắc Mĩ sống trong các đô thị.


3. Đặc điểm đô thị

- Đặc điểm:

   + Các đô thị ở Bắc Mĩ phát triển nhanh, đặc biệt là của Hoa Kì.

   + Số dân thành thị tăng nhanh, chiếm 76% dân số

- Phân bố:

   + Các đô thị lớn chủ yếu tập trung ven biển và phía Nam Hồ Lớn.

   + Nhiều đô thị mới đã xuất hiện ở phía Nam và phía Tây Hoa Kì.

*Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng

- Thành phần nhập cư: Người châu Á, châu Âu, châu Phi.

- Người bản địa: Người Anh-điêng và các tộc người.

- Các chủng tộc: Môn – gô – lô – it, Ơ – rô – pê – ô –it, Nê – grô – it. Các chủng tộc đã hòa huyết với nhau tạo nên thành phần người lai.


4. Kinh tế

a. Nền nông nghiệp tiên tiến

- Đồng bằng trung tâm diện tích rộng

- Sông hồ lớn cung cấp nước phù sa

- Khí hậu thuận lợi cho hình thành các vành đai nông nghiệp chuyên môn hóa cao.

- Nhiều giống cây trồng vật nuôi.

- Áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật

- Nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao

- Phát triển được nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn.

- Hoa Kì và Ca –na –da chiếm vị trí hàng đầu thế giới.

Những hạn chế trong phát triển nông nghiệp Bắc Mĩ

   + Thời tiết khí hậu có nhiều biến động bất thường.

   + Nông sản có giá thành cao, bị cạnh tranh mạnh.

   + Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sây gây ô nhiễm môi trường.

Các vùng nông nghiệp

- Phân bố từ Bắc sang Nam:

- Phía Nam Ca –na –da và Bắc Hoa Kì trồng lúa mì

- Phía Nam trồng ngô, lúa mì chăn nuôi bò sữa

- Ven vịnh Mê – hi –cô trồng cây công nghiệp nhiệt đới, cây ăn quả.

- Phân bố từ Tây sang Đông

- Trên núi cao chăn nuôi

- Phía Đông hình thành các vành đai chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi.

Thuận lợi:

+ Điều kiện tự nhiên: Có nhiều kiểu khí hậu, đồng bằng rộng lớn, hệ thống sông, hồ lớn.

+ Điều kiện xã hội : trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, cơ giới hoá trong nông nghiệp.

Hạn chế:

+ Nông sản có giá thành cao

+ Gây ô nhiễm môi trường do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu.

- Phân bố sản xuất nông nghiệp: có sự phân hoá từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.

+ Phía Nam Ca-na-đa và Bắc Hoa Kì trồng lúa mì. Xuống phía nam trồng ngô, lúa mì, chăn nuôi bò sữa. Ven vịnh Mê-hi-cô trồng cây nhiệt đới, cây ăn quả.

+ Phía Tây có khí hậu khô hạn trên các vùng núi cao phát triển chăn nuôi. Phía đông có khí hâu nhiệt đới hình thành các vành đai chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi.

+ Sơn nguyên Mê-hi-cô: chăn nuôi gia súc lớn, trồng ngô, cây công nghiệp nhiệt đới.

b. Công nghiệp Bắc Mĩ chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới.

Các nước Bắc Mĩ có nền công nghiệp phát triển cao, đặc biệt là Hoa Kì và Ca-na-đa.

Quốc gia

Cơ cấu ngành

Phân bố

Hoa Kì

Cơ khí, luyện kim đen, lọc dầu, sx ô tô, đóng tàu, công nghệ cao. Vũ trụ hàng không phát triển mạnh, hiện đại.

→ Công nghiệp đứng đầu thế giới.

Chủ yếu quanh vùng hồ lớn và ven Thái bình dương,…
Canada Công nghiệp khai khoáng, luyện kim, lọc dầu, chế tạo xe lửa, hóa chất,… Phân bố ở phía bắc Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương.
Mê-hi-cô Khai thác dầu khí và quặng màu, dầu khí và chế biến thực phẩm,… Tập trung thủ đô Mê-hi-cô Xi-ti và ven vịnh Mê-hi-cô.



 

Hiệp hội mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA)

- NAFTA được thiết lập nhằm kết hợp sức mạnh của ba nước Hoa Kỳ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô, tạo nên một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. 

- NAFTA cho phép các nước Hoa Kì, Ca-na-đa chuyển giao công nghệ cho Mê-hi-cô để tận dụng nguồn nhân lực và nguồn nguyên liệu của nước này, tập trung vào phát triển các ngành công nghệ kĩ thuật cao trên lãnh thổ Hoa Kì và Ca-na-đa, vừa mở rộng thị trường nội địa, vừa tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Thời gian thành lập 1993.

- Các quốc gia thành viên: Hoa Kì, Mê-hi-cô, Ca-na-đa.

- Mục đích: 

   + Kết hợp sức mạnh 3 nước.

   + Tạo thị trường chung.

   + Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

icon-date
Xuất bản : 24/03/2022 - Cập nhật : 09/10/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads