logo

Trình bày quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hoá? Phân tích các vai trò của văn hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

Đáp án cho câu hỏi Trình bày quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hoá? Phân tích các vai trò của văn hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Anh chị hiểu thế nào về nhận định “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Liên hệ vai trò của bản thân trong xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay chính xác, dễ hiểu nhất. 


Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hoá

Tháng 8-1943, khi còn ở trong nhà tu của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa. Người viết: “Vi lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tông hợp của mọi phương thức sinh hoạt cung với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”


Các vai trò của văn hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh

- Văn hóa là mục tiêu

Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Như vậy, cung với chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trinh cách mạng. Nói 1 cách tông quát là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc; là khát vọng của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ.

- Văn hóa là động lực

+ Động lực là cái thúc đẩy làm cho phát triển.

+ Bao gồm động lực vật chất và tinh thần; động lực cộng đồng và cá nhân; nội lực và ngoại lực. Tất cả quy tụ ở con người và đều có thể được xem xét dưới góc độ văn hóa. Tuy nhiên, nếu tiếp cận các lĩnh vực văn hóa cụ thể trong tư tưởng Hồ Chí Minh, động lực có thể nhận thức ở các phương chủ yếu diện sau: Văn hóa chính trị là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ. Văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tinh cảm cách mạng, sự lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cung của cách mạng.

+ Văn hóa giáo dục diệt giặc dốt, xóa mu chữ, giúp con người hiểu biết quy luật phát triển của xã hội. Với sứ mệnh “trồng người”, văn hóa giáo dục đào tạo con người mới, cán bộ mới, nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp cách mạng.

+ Văn hóa đạo đức, lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh cho con người, hướng con người tới các giá trị chân, thiện, mỹ.

+ Văn hóa pháp luật bảo đảm dân chủ, trật tự, kỷ cương, phép nước.

Trình bày quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hoá? Phân tích các vai trò của văn hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

- Văn hóa là một mặt trận

Nói mặt trận văn hóa là nói đến một lĩnh vực hoạt động phản ánh tính chất cam go, quyết liệt của hoạt động văn hóa. Mặt trận văn hóa là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng.

Nội dung mặt trận văn hóa phong phú, đấu tranh trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống… của các hoạt động văn nghệ, báo chí, công tác lý luận, đặc biệt là định hướng giá trị chân, thiện, mỹ của văn hóa nghệ thuật.

+ Mặt trận -> là cuộc chiến đấu trên lĩnh vực văn hóa

+ Văn nghệ sĩ -> chiến sĩ trên mặt trận Văn hóa tư tưởng

+ Vũ khí -> ngòi bút sắc bén trong sự nghiệp “phò chính trừ tà”. Phải bám sát cuộc sống thực tiễn, đi sâu vào quần chúng, để phê binh nghiêm khắc những thói xấu như tham ô, lười biếng, lãng phí, quan liêu, và ca tụng chân thật những người tốt việc tốt để làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay và giáo dục con cháu đời sau.

- Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân

Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng văn hóa của Người cũng vi nhân dân, phục vụ nhân dân. Theo Người, mọi hoạt động văn hóa phải trở về với cuộc sống thực tại của quần chúng, phản ánh được tư tưởng và khát vọng của quần chúng.


Nhận định “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”

Nhận định…. Của Hồ Chí Minh là 1 quan niệm đúng đắn, nhằm nhấn mạnh chức năng mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí của văn hóa. Một dân tộc dốt tức là một dân tộc không tiếp cận với những sự tiến bộ, văn minh và hiện đại của thế giới. Dân tộc ấy mãi chim trong sự vô minh, không được khai sáng, lạc hậu và thấp kém. Chính vi vậy, hậu quả của việc cả một dân tộc dốt sẽ là một dân tộc yếu. Một dân tộc mà yếu thi sẽ không có tiếng nói của minh trên thế giới, càng không thể hội nhập được với xu thế chung toàn cầu. Hơn nữa, dân tộc yếu không có sức mạnh và tiếng nói thi càng dễ bị đồng hóa và thôn tính, bị thủ tiêu những nét đẹp văn hóa truyền thống. Chính vi vậy, lời dạy của Bác mãi có giá trị cho đến tận ngày nay, là nguồn sáng soi đường chỉ lối cho đường đi nước bước của dân tộc Việt Nam.

Ta còn nhớ thời chiến tranh, nhân dân ta nhiều người còn không biết chữ, nên mọi thứ đều phụ thuộc và bị bọn xâm lược thao túng làm cho nền kinh tế luôn dậm chân tại chỗ. Nhưng từ khi đất nước giành độc lập, nhân dân ta tham gia các lớp học mu chữ, các con em đều được đến trường học kiến thức nên nhận thức và tầm hiểu biết ngày càng được nâng cao lên. Nhân dân không chỉ biết làm giàu cho bản thân mà ngày càng cố gắng để đưa đất nước vươn lên cạnh tranh với nhiều nước khác trên thế giới. Đây chính là kết quả của Đảng và nhà nước trong việc đưa ra những chủ trương, chính sách phát triển đúng đắn. Đặc biệt Đảng và Nhà nước vẫn luôn quan tâm đến chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, bởi đây được xem là hai quốc sách hàng đầu của đất nước.


Liên hệ vai trò của bản thân trong xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

- Thường xuyên nêu cao trinh độ học vấn.

- Trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại.

- Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh

- Học có phương pháp, chủ động, tích cực trong học tập, xây dựng ý thức tự học…

icon-date
Xuất bản : 28/07/2022 - Cập nhật : 28/07/2022