Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Trình bày quá trình tạo núi?" và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Địa lí 6
Trong quá trình di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau khiến cho các lớp đất đá ở đới tiếp giáp giữa các địa mảng bị dồn ép, uốn lên thành núi; hoặc bị đứt gãy, vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất gọi là núi lửa.
- Quá trình nội sinh là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở lớp man-ti.
- Các quá trình nội sinh liên quan tới nguồn năng lượng được sinh ra trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, năng lượng của sự dịch chuyển các mảng kiến tạo,…
- Các quá trình nội sinh thể hiện ở quá trình tạo núi, hiện tượng núi lửa phun trào, động đất,... Kết quả là hình thành các dạng địa hình, làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề.
- Quá trình ngoại sinh là quá trình hình thành địa hình xảy ra trên bề mặt Trái Đất bao gồm phá hủy, vận chuyển bồi tụ được.
- Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh là hai quá trình đối nghịch nhau vì:
+ Quá trình nội sinh xảy ra ở trong lòng Trái Đất, thường làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề, không bằng phẳng.
+ Quá trình ngoại sinh xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, có xu hướng san bằng, hạ thấp bề mặt địa hình.
- Núi là dạng địa hình lồi, có sườn dốc và độ cao thường lớn hơn đồi, nằm trải dài trên phạm vi nhất định. Nó được hình thành từ hiện tượng uốn nếp do tác động của nội lực.
- Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu thì núi cao hơn đồi. Theo bách khoa toàn thư Britannica, núi có chiều cao từ 500m trở lên.
- Núi là dạng địa hình phổ biến của Trái Đất, chiếm 52% diện tích châu Á, 36% Bắc Mỹ, 25% châu Âu, 22% nam Mỹ, 17% của Australia, khoảng 33% bề mặt châu Âu và 24% bề mặt Trái Đất.
- Núi được tạo thành do hai mảng xô vào nhau dẫn đến các lớp đất đá bị dồn ép và uốn lên tạo thành núi.
* Nêu tác động của nội sinh và tác động của ngoại sinh đến độ cao của núi?
- Tác động của nội sinh làm cho núi tiếp tục được nâng cao và tác động của ngoại sinh làm cho núi bị bào mòn.
* Quá trình nội sinh hay ngoại sinh là nguyên nhân chính của quá trình tạo núi?
- Nội lực là yếu tố chính trong quá trình thành tạo núi, ngoài ra núi cũng chịu các tác động của quá trình ngoại sinh.
- Qua thời gian, dưới tác động của ngoại sinh (dòng chảy, gió, nhiệt độ,...) làm thay đổi hình dạng của núi: các đỉnh núi tròn hơn, sườn núi bớt đốc, độ cao giảm xuống…
* Vai trò của đồi núi?
+ Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, mà nông sản chính là lúa gạo.
+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.
+ Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.
+ Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.