logo

Trình bày quá trình dinh dưỡng của giun đất

Câu trả lời chính xác nhất: Quá trình dinh dưỡng của giun đất:

Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất. Hệ tiêu hóa chia làm nhiều phần, thức ăn lấy từ miệng, chứa ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, được tiêu hóa nhờ enzim tiết ra từ ruột tịt và hấp thụ qua thành ruột. Sự trao đôi khí (hô hấp) được thực hiện qua da

Để hiểu rõ hơn về giun đất, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây.


1. Đặc điểm của giun đất

Giun đất là loài động vật ruột khoang, sinh sống ở trong lòng đất, đặc biệt là ở những vùng đất xốp, mát mẻ và ẩm ướt. Trung bình, giun đất dài khoảng 10 – 34cm, rộng từ 5 – 15mm, thân có màu nâu hồng hoặc nâu đen.

Hai bên thân và mặt bụng của giun đất có 4 đốt lông ngắn và cứng, thân có nhiều đốt, có thể co giãn được nhằm giúp giun đất dễ chui rúc trong đất.

Trình bày quá trình dinh dưỡng của giun đất

Giun đất là loài động vật lưỡng tính, tuyến sinh dục tập trung ở một số đốt trên thân. Tuy nhiên giun đất không tự thụ tinh mà thực hiện thụ tinh chéo. Bề mặt da mềm, ẩm ướt và có chức năng hô hấp.

Thức ăn chính của giun là mùn hữu cơ. Giun sợ ánh sáng nên hiếm khi chui ra khỏi mặt đất, chỉ khi mưa lớn khiến bùn đất trũng xuống và mất độ xốp giun mới bò lên để hô hấp.

>>> Xem thêm: Vì sao trời mưa giun đất lại chui lên mặt đất?


2. Cấu tạo của giun đất

- Cấu tạo ngoài:

+ Cơ thể gồm nhiều đốt, mỗi đốt có vòng tơ xung quanh

+ Phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn

+ Lỗ sinh dục cái ở mặt bụng, đai sinh dục, lỗ sinh dục đực ở dưới lỗ sinh dục cái

- Cấu tạo trong:

+ Hệ tiêu hóa: Giun đất cơ thể đã có khoang chính thức, chứa dịch. Hệ tiêu hóa phát triển, phân hóa chức năng của các cơ quan: lỗ miệng – hầu – thực quản – diều – dạ dày cơ – ruột tịt – ruột – hậu môn.

+ Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn kín, mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản)

+ Hệ thần kinh: Thần kinh dạng chuỗi hạch với các dây thần kinh.


3. Dinh dưỡng

Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất. Hệ tiêu hoá chia làm nhiều phần, thức ăn lấy từ miệng ® chứa ở diều ® nghiền nhò ớ dạ dày cơ ® được tiêu hoá nhờ enzim tiết ra từ ruột tịt ® hấp thụ qua thành ruột.

Sự trao đổi khi (hô hấp) được thực hiện qua da.


4. Sinh sản

Giun đất lưỡng tính. Khi sinh sản, hai con giun chập phần đầu vào nhau trao đổi tinh dịch. Sau khi hai cơ thể ghép đôi tách nhau được 2, 3 ngày, thành đai sinh dục bong ra, tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi. Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén. Trong kén, sau vài tuần, trứng nỡ thành giun non.


5. Lợi ích của giun đất đối với trồng trọt

- Giun đất giúp cải thiện nguồn dinh dưỡng trong đất:

Sau nhiều nghiên cứu cho thấy, phân giun có chứa nhiều N gấp 5 lần, nhiều P gấp 7 lần, nhiều K gấp 11 lần cũng như nhiều Mg gấp 3 lần so với đất thường. Như vậy, giun đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu của đất. Nguồn N có trong thịt giun đất (khi nó đã chết) cũng được phân hủy nhanh chóng đóng góp hơn nữa hàm lượng nitơ trong đất.

Trình bày quá trình dinh dưỡng của giun đất

Con giun đất thường để lại phân giàu chất dinh dưỡng trong các hang đất của chúng, cung cấp môi trường thuận lợi để cây sinh trưởng, và phát triển tốt. Từ đó các rãnh đất sẽ giúp rễ cây xuyên sâu hơn vào lòng đất, để cung cấp thêm độ ẩm và chất dinh dưỡng.

- Giun cải thiện độ tơi xốp, thoát nước, thoáng khí

Trong quá trình giun di chuyển và đào hang sống trong đất, tạo thành các khoảng trống, từ đó giúp cải thiện hệ thống thoát nước tự nhiên cho đất. Đất không được cày xới nhưng lại có lượng giun sinh sống cao thì khả năng thoát nước vẫn đảm bảo tốt hơn so với đất được canh tác.

- Cải thiện cấu trúc đất

Lợi ích của giun đất với trồng trọt phải kể đến tác dụng của việc cải thiện cấu trúc đất. Phân của giun đất gắn kết các hạt đất với nhau trong một khối nước ổn định, và đây được đánh giá là cách dự trữ độ ẩm mà không bị phân tán.

Giun để lại phân trên mặt đất, xây dựng lại cấu trúc bề mặt đất, trong điều kiện thuận lợi chúng sẽ mang lại khoảng 50 tấn phân/ ha, mỗi năm đủ để tạo thành một lớp đất sâu 5mm.

- Tiêu diệt vi sinh gây bệnh

Theo các nhà nghiên cứu giun đất sẽ giúp tiêu diệt các vi sinh gây bệnh hiệu quả, khi chúng ăn lá cây sẽ tiêu hóa luôn những mầm nấm mốc, phân của chúng là môi trường tốt nhất để các loại vi sinh vật hữu ích phát triển.

Đồng thời các loại này còn tạo ra chất kháng sinh để ngăn chặn các vi sinh vật gây hại cho cây trồng.

---------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về giun đất. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 31/05/2022 - Cập nhật : 31/05/2022