logo

Trình bày quá trình đẳng tích

Câu trả lời chính xác nhất: Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi.

Để hiểu rõ hơn về quá trình đẳng tích, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây.


1. Quá trình đẳng tích là gì?

Quá trình đẳng tích (tên tiếng Anh: Isochoric process) là một quá trình nhiệt động lực học, trong đó, thể tích của hệ kín không biến đổi theo thời gian. Một ví dụ cho quá trình đẳng tích là quá trình nung nóng khí trong bình kín, không đàn hồi. Sự cô lập của khí trong bình tạo nên một hệ kín. Lượng khí này được cung cấp một lượng nhiệt cụ thể, dẫn đến quá trình nhiệt động lực học. Bình không giãn nở giúp duy trì điều kiện thể tích không đổi.

Trình bày quá trình đẳng tích

Quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của khí lý tưởng trong quá trình đẳng tích

Khí lý tưởng là một loại chất khí tưởng tượng, chứa các hạt giống nhau có kích thước vô cùng nhỏ so với thể tích của khối khí và không tương tác với nhau, chúng chỉ va chạm đàn hồi với tường bao quanh khối khí.

Xét n mol khí lý tưởng ở nhiệt độ T và áp suất p. Dựa vào phương trình trạng thái khí lý tưởng, ta có: 

pV = nRT => p/T = nR/V = const

Vậy, trong quá trình đẳng tích của một lượng khí lý tưởng nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.


2. Định luật Sác-lơ

a. Thí nghiệm

- Theo dõi sự thay đổi áp suất của một lượng khí theo nhiệt độ trong quá trình đẳng tích.

- Đo nhiệt độ của một lượng khí nhất định ở các áp suất khác nhau khi thể tích không đổi.

b. Định luật Sác-lơ

- Phát biểu:Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

- Biểu thức định luật Sác-lơ: p ~ T hay p/T = const (hằng số)

- Gọi p1,T1 là áp suất và nhiệt độ tuyệt đối ở trạng thái 1; p2,T2 là áp suất và nhiệt độ tuyệt đối ở trạng thái 2; ta có:

p1/T1 = p2/T2

Định luật Sác-lơ là định luật xây dựng từ thực nghiệm chỉ nghiệm đúng với khí lí tưởng, trong chương trình vật lý phổ thông đối với các bài toán vật lý không cần đến độ chính xác cao ta tạm coi Định luật Sác-lơ cũng đúng với khí thực.

- Ở điều kiện áp suất thấp nhất p = 0 => t = -273°C => tồn tại một thang nhiệt độ mang giá trị âm khi áp suất nhỏ. Để thuận lợi cho tính toán nhà vật lý học người Anh, William Thomson - huân tước Kelvin (1824–1907) đã xây dựng một thang đo nhiệt độ mới sau này được đặt tên là thang nhiệt giai Kelvin có hệ thức chuyển đổi giữa độ C (độ Celsius) và độ Kelvin là độ K = độ C+273 hay T= t + 273

Lưu ý: Độ Kelvin không có kí hiệu ° ở trên ví dụ 30°C = 30 + 273 = 303K

Nhiệt độ đo trong thang nhiệt giai Kelvin được gọi là nhiệt độ tuyệt đối

>>> Xem thêm: Trường hợp nào sau ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng?


3. Đường đẳng tích

Đường đẳng tích là đường biểu diễn sự biến đổi của áp suất theo nhiệt độ trong quá trình thể tích không đổi. Trong hệ tọa độ (p,T) đường đẳng tích là đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ.

Trình bày quá trình đẳng tích

---------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về quá trình đẳng tích. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 31/05/2022 - Cập nhật : 31/05/2022