logo

Trình bày những nét chính về cuộc nội chiến ở Anh?

Câu hỏi: Trình bày những nét chính về cuộc nội chiến ở Anh?

Trả lời:

Những nét chính về cuộc nội chiến ở Anh có hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 1642-1648 đánh dấu Ô-li-vơ Crôm-oen lên làm chỉ huy quân đội Quốc hội, xây dựng đội quân có kỉ luật, đã liên tiếp đánh bại quân đội của nhà vua. Sác-lơ I bị bắt. Giai đoạn 2 từ năm 1649-1688 đánh dấu Quý tộc mới và tư sản lại thỏa hiệp với phong kiến, đưa Vin-hem Ô-ran-si-ơ lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến

- Giai đoạn 1 (1642 - 1648):

+ Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội Anh (Quốc hội gồm phần lớn là quý tộc mới) nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đoán của mình. Quốc hội được sự ủng hộ của nhãn dàn đã phản đối kịch liệt, Sác-lơ I liền chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội.

+ Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía quân đội nhà vua. Nhưng từ khi Ô-li-vơ Crôm-oen lên làm chỉ huy quân đội Quốc hội, xây dựng đội quân có kỉ luật, đã liên tiếp đánh bại quân đội của nhà vua. Sác-lơ I bị bắt.

- Giai đoạn 2 (1649 - 1688):

+ Ngày 30 -1-1649. Crôm-oen đưa vua Sác-lơ I ra xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hòa và cách mạng đạt tới đỉnh cao.

+ Tuy nhiên , chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi. vì vậy nhân dân tiếp tục đấu tranh.

+ Quý tộc mới và tư sản lại thỏa hiệp với phong kiến, đưa Vin-hem Ô-ran-si-ơ lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Trình bày những nét chính về cuộc nội chiến ở Anh?

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về cuộc nội chiến ở Anh nhé!


1. Nội chiến Anh (1642-1651)

   Nội chiến Anh (Civil War, 1642–1651) là một loạt các xung đột giữa phe Nghị hội ("Viên Đầu đảng") và phe Bảo hoàng ("Kị Sĩ đảng") xoay quanh thể chế chính trị tại Anh và vấn đề tự do tôn giáo. Các cuộc chiến này thường được các sử gia chia làm ba giai đoạn:

+ Nội chiến Anh lần thứ nhất (1642-1646), giữa phe Bảo hoàng Anh của vua Charles I với quốc hội dài hạn.

+ Nội chiến Anh lần thứ nhì (1648-1649), giữa phe Bảo hoàng Anh của vua Charles I với quốc hội dài hạn.

+ Nội chiến Anh lần thứ ba (1649-1651), giữa phe Bảo hoàng của vua Charles II và nhóm dân biểu còn lại.


2. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nội chiến Anh

- Tháng 4-1640, Sác-lơ I triệu tập Quốc hội nhằm tăng thuế, để có tiền chi cho việc đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len ở miền Bắc nước Anh.

- Quốc hội, gồm đa số là quý tộc mới và tư sản, không phê duyệt các khoản thuế mới do vua đặt ra, đòi quyền kiểm soát quân đội, tài chính và Giáo hội.

- Sác-lơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, bị quần chúng nhân dân phản đối quyết liệt. Thất bại, Sác-lơ I chạy lên phía Bắc Luân Đôn, tập hợp lực lượng phong kiến chuẩn bị phản công.

   Đầu thế kỷ 17, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh liên tục phát triển, thế lực giai cấp tư s ản và quý tộc mới ngày càng mạnh. Mâu thuẫn giữa họ và vương quyền phong kiến ngày càng trở nên gay gắt, hai bên luôn ở trong tư thế đối đầu, cuối cùng cuộc nội chiến đã nổ ra. Cuộc nội chiến nước Anh chia làm hai trận tuyến, một bên là quan quân và quý tộc phong kiến, đứng đầu là nhà vua, tổ chức thành quân Bảo hoàng; một bên là giai cấp tư s ản, quý tộc mới và bình dân thành thị ủng hộ nghị viện, tổ chức thành quân nghị viện. Chiến sự hai bên diễn ra liên miên, khi mới bắt đầu còn có kẻ thắng, người thua, về sau quân nghị viện đã chiếm ưu thế hơn hẳn.


3. Kết quả của cuộc nội chiến Anh

- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.


4. Ý nghĩa

    Lực lượng cách mạng chiến thắng trong cuộc nội chiến tại Anh nhờ được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh. Cách mạng dọn đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn, thể hiện sự thắng thế của giai cấp tư sản và quý tộc đối với nhà vua, báo hiệu sự suy vong của chế độ quân chủ chuyên chế và dần được thay thế bởi chế độ quân chủ lập hiến, một hình thức nhà nước dân chủ. Sau cuộc cách mạng này nhà vua phải chia sẻ quyền lực với Quốc hội và chịu sự chế định của Hiến pháp.

icon-date
Xuất bản : 07/12/2021 - Cập nhật : 08/09/2022