logo

Trình bày những điểm nổi bật của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường?

Câu hỏi: Trình bày những điểm nổi bật của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường?

A. Chính quyền phong kiến được củng cố và hoàn thiện hơn

B. Kinh tế phát triển tương đối toàn diện

C. Mở rộng lãnh thổ thông qua xâm lấn, xâm lược các lãnh thổ bên ngoài

D. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao

Lời giải: 

Đáp án đúng: D. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao

Giải thích:

Chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường đã phát triển đến đỉnh cao của nó: so với các triều đại trước kinh tế phát triển tương đối toàn diện, hai “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập và mở rộng.

– Về chính trị: nhà Đường tiếp tục củng cố chính quyền trung ương, làm cho bộ máy cai trị phong kiến được hoàn chỉnh.

– Về đối ngoại: tiếp tục mở rộng chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé !


1. Sự phát triển chế độ phong kiến thời Đường

- Sau mấy thế kỷ rối ren, Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa, lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Đường (618- 907).

- Chế độ phong kiến thời Đường đạt đến đỉnh cao:

a. Về kinh tế:              

- Nông nghiệp thi hành chính sách quân điền, nông  dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.

- Thủ công nghiệp phát triển, các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền….

- Thương nghiệp thịnh đạt, con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập, mở rộng.

Trình bày những điểm nổi bật của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường?
Con đường tơ lụa

b. Về chính trị:

- Từng bước hoàn thiện chính quyền từ trung ương đến địa phương, nhằm tập trung quyền lực tuyệt đối của hoàng đế

- Lập thêm chức tiết độ sứ

- Tuyển dụng quan lại qua việc thi cử.

c. Đối ngoại:

Tiếp tục xâm lược mở rộng lãnh thổ: Xâm chiếm vùng nội mông, chinh phục vùng Tây vực, xâm chiếm bán đảo Triều tiên, củng cố chế độ bảo hô An Nam, ép Tây Tạng phải thuần phục.

d. Xã hội:

- Mâu thuẫn xã hội gay gắt vào cuối thời Đường.

- Khởi nghĩa nông dân bùng nổ => 907 nhà Đường sụp đổ.

- Dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành một nước đế quốc phong kiến mạnh nhất châu Á.


2. Giải bài tập SGK Lịch sử 10 trang 36

Câu 1. Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào?

Gợi ý:

Năm 221 TCN, nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần xưng là Tần Thủy Hoàng

Dưới thời Tần các giai cấp mới được hình thành:

+ Những quan lại và một số nông dân đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó một giai cấp mới hình thành, bao gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.

+ Giai cấp nông dân cũng bị phân hóa: Nông dân giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã rất nghèo, nhận ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh.

Quan hệ bóc lột giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến kiến hiện. Nông dân nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập.

Câu 2.  Sự thình trị của chế độ phong kiến thời Đường được biểu hiện như thế nào?

Gợi ý:

* Kinh tế:

Thời Đường nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:

+ Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách quân điền đáp ứng nguyện vọng của nông dân, áp dụng phương pháp kĩ thuật canh tác mới, chọn giống mới,... làm cho năng suất tăng.

+ Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công.

+ Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

* Chính trị:

+ Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

+ Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

Câu 3. Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến?

Gợi ý:

* Tư tưởng:

+ Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.

+ Phật giáo cũng thịnh hành, nhất là thời Đường

* Sử học

+ Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên

+ Thời Đường, Sử quán được thành lập

* Văn học

+ Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường với nhiều nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...

+ Tiểu thuyết phát triển mạnh thời Minh – Thanh: Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam Quốc chí của La Quán Trung, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,...

+ Các lĩnh vực Toán, Thiên văn học , Y dược cũng đạt nhiểu thành tựu: Cửu chương toán thuật, Bản thảo cương mục,...

* Về kĩ thuật: 4 phát minh lớn là giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

* Kiến trúc: Vạn lí trường thành, cung điện, tượng Phật,....

icon-date
Xuất bản : 25/01/2022 - Cập nhật : 26/01/2022