logo

Trình bày khái niệm, nguyên nhân sinh ra ngoại lực. Phân tích tác động của quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất?

icon_facebook

Câu hỏi: Trình bày khái niệm, nguyên nhân sinh ra ngoại lực. Phân tích tác động của quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất?

Lời giải:

Trình bày khái niệm, nguyên nhân sinh ra ngoại lực. Phân tích tác động của quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất?

* Ngoại lực: Là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.

- Ngoại lực được sinh ra chủ yếu do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.

* Tác động của quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất:

- Phong hóa gồm 3 quá trình:

+ Phong hóa vật lí: làm thay đổi kích thước của đá nhưng không thay đổi về thành phần hóa học do biến đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.

Ví dụ: Ở hoang mạc, do sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ban ngày và ban đêm nên đá bị vỡ vụn tạo thành cát. =>Các khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở khi nhiệt độ cao và co lại khi nhiệt độ thấp

+ Phong hóa hóa học: làm biến đổi thành phần và tính chất hóa học của đá và khoáng do tác động của nước, các chất hòa tan trong nước.

Ví dụ: Các dạng địa hình karst trong động Phong Nha – Quảng Bình xuất hiện là vì sự hòa tan đá vôi do nước.

+ Phong hóa sinh học: làm thay đổi cả về kích thước và thành phần hóa học của đá, do tác động của sinh vật.

Ví dụ: Rễ cây bám vào đá khiến cho các lớp đá bị rạn nứt, làm thay đổi thành phần hóa học của đá.

- Quá trình bóc mòn: bị tác động bởi nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,… làm dịch chuyển các sản phẩm phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu 

+ Xâm thực xảy ra là do nước chảy

Ví dụ: Các dòng chảy tạm thời ở miền núi khiến địa hình bị xâm thực.

+ Mài mòn là hiện tượng do sóng biển và băng hà

Ví dụ: Sóng vỗ vào vách biển hình thành dạng địa hình hàm ếch.

+ Thổi mòn do gió

Ví dụ: Các nấm đá ở sa mạc hình thành do gió thổi.

- Quá trình vận chuyển và bồi tụ: vận chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác rồi  tích tụ tạo thành dạng địa hình mới 

Ví dụ: Khi mưa, các vật liệu dạng hòa tan, lơ lửng (phù sa) từ miền núi theo dòng nước chảy xuống thấp bồi tụ cho các đồng bằng.

Thông tin kiến thức về quá trình Karst trong động Phong Nha – Quảng Bình

Khối đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng cấu tạo chủ yếu từ các đá vôi có tuổi Carbon - Permi, hệ tầng Bắc Sơn với bề dày khoảng 600 -1.000m. Khối đá này đang bị dập vỡ và phá huỷ bởi các đứt gãy kiến tạo theo các phương chính là Đông Bắc - Tây Nam, Tây Bắc - Đông Nam, Á kinh tuyến và kém phổ biến hơn là phương á vĩ tuyến. Đây là hệ thống đứt gãy đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình karst hoá để hình thành các dạng karst trên mặt và karst ngầm. 

Karst là quá trình địa động lực ngoại sinh đặc biệt, có tác động mạnh mẽ trong cải biến môi trường địa chất cũng như ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ. Do vậy, ngay từ cuối thế kỷ 19 đã có nhiều chuyên gia, nhiều ngành khoa học chuyên sâu nghiên cứu vấn đề này. Cho đến nay đã có khá nhiều định nghĩa về Karst của các tác giả khác nhau. Trên quan điểm địa chất động lực công trình, chúng tôi cho rằng: Karst là một quá trình xảy ra khi nước trên mặt và nước dưới đất tiếp xúc với các đá có khả năng dễ bị hoà tan, khi đó nước sẽ hoà tan (xói mòn hóa học), xâm thực (xói mòn cơ học) cuốn trôi đá dễ hoà tan và hình thành nên các dạng địa hình trên mặt cũng như các hang động ngầm rất đặc trưng

Trong nghiên cứu quá trình Karst thường ít tác giả đi sâu phân tích nguyên nhân làm phát sinh, phát triển quá trình động lực ngoại sinh này. Từ một số định nghĩa tiêu biểu đã dẫn ra ở trên, phần lớn tác giả chỉ đề cập đến sự hoà tan và coi tác động này như là nguyên nhân trực tiếp duy nhất gây ra quá trình Karst và hình thành địa hình Karst ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ có thế mà nhiều tác giả đưa ra khái niệm Karst thiếu chính xác, đặc biệt là không nói rõ tác nhân nào hoà tan đá (nước mặt, nước dưới đất tức nước tự nhiên hay các chất lỏng khác). Ngoài ra, nước mặt nước dưới đất cũng chỉ hoà tan đá có khả năng hoà tan và cũng chỉ có thể xảy ra trong nước có chứa lượng CO2 ăn mòn lớn, vượt xa lượng CO2 cân bằng.

Tác động hoà tan của nước là nguyên nhân bao trùm, nhưng quá trình bóc mòn Karst không chỉ do hoà tan (bóc mòn hoá học) của nước gây ra mà còn do hoạt động xâm thực (bóc mòn cơ học) của nước chảy trên mặt và dưới đất. Do vậy, nguyên nhân trực tiếp gây ra quá trình Karst phải bao gồm tác động hoà tan và xâm thực của nước mặt, nước dưới đất đối với đá có khả năng hoà tan.

icon-date
Xuất bản : 18/07/2022 - Cập nhật : 16/11/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads