Câu hỏi: Quan sát hình 2.3 và dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu.
- Kể tên một số đô thị có quy mô trên 5 triệu dân ở châu Âu.
Lời giải:
- Châu Âu có đặc điểm đô thị hóa như sau:
+ Từ những đô thị xuất hiện từ thời cổ đại và phát triển trong thời kì trung đại, quá trình đô thị hóa được bắt đầu.
+ Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, đô thị hóa phát triển mạnh từ nửa cuối thế kỉ XVIII.
+ Với 75% dân số sống trong các đô thị vào năm 2020, Châu Âu hiện có mức độ đô thị hóa rất cao.
+ Mạng lưới đô thị phát triển rộng khắp với nhiều thành phố đông dân và hiện đại, các đô thị vệ tinh xuất hiện ngày càng nhiều.
- Ma-đrit, Bac-xê-lô-na, Pa-ri, Luân-đôn, Mat-xcơ-va, Xanh Pê-tec-bua là một số đô thị có quy mô trên 5 triệu dân ở châu Âu.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 7 Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu - Chân trời sáng tạo
Bổ sung kiến thức về khái niệm đô thị hóa và ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của đô thị hóa
Khái niệm đô thị hoá
- Đô thị hóa được hiểu là quá trình mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa diện tích hoặc số dân đô thị trên tổng diện tích hoặc số dân của một khu vực hoặc vùng. Bên cạnh đó, đô thị hóa cũng được tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố trên theo thời gian.
+ Đô thị tính bằng tỷ lệ phần tăng giữa diện tích trên tổng diện tích của một khu vực gọi là tốc độ đô thị hóa
+ Đô thị hóa tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số dân trên tổng số dân của một khu vực gọi là mức độ đô thị hóa.
- Bên cạnh đó, đô thị hóa còn được hiểu là quá trình phát triển rộng và lối sống thành thị thể hiện qua các mặt: chất lượng cuộc sống, dân số, mật độ dân số… Quá trình đô thị hóa chính là cơ hội để Nhà nước tổ chức, quy hoạch lại cách thức hoạt động của đô thị, dân cư. Theo đó, các khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội sẽ được quy hoạch theo hệ thống hiện đại. Các khu vực chưa có điều kiện kinh tế xã hội hoặc mật độ dân số thấp sẽ được điều chỉnh các ngành nghề, quy hoạch phù hợp để tăng cơ hội phát triển trong tương lai.
Ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của đô thị hóa
* Ảnh hưởng tích cực
- Không thể phủ nhận, đô thị hóa đã góp phần tích cực vào việc nâng cao đời sống của con người:
+ Thúc đẩy nền kinh tế phát triển
+ Thay đổi phân bố dân cư, dàn đều mật độ dân số ở các vùng
+ Tạo ra nhiều cơ hội việc làm và nguồn thu nhập mới
+ Tạo ra thị trường tiêu thụ và sản xuất hàng hoá đa dạng
+ Thu hút nguồn lao động chất lượng
+ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng hiện đại
+ Thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài
* Ảnh hưởng tiêu cực
- Tuy nhiên, mặt trái của đô thị hoá đã đặt ra nhiều bài toán về biện pháp thích ứng và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực mà xu hướng toàn cầu này đem lại. Một số hệ luỵ xảy đến do đô thị hoá bao gồm:
+ Thiếu lao động làm nông, sản xuất tại địa phương
+ Áp lực thất nghiệp, quá tải dân số tại các thành phố lớn
+ Ô nhiễm môi trường sống
+ An ninh xã hội bất ổn
+ Tệ nạn xã hội gia tăng
+ Đời sống con người thiếu ổn định: nghèo đói, lạc hậu,...