logo

Trình bày đặc điểm dân cư Nhật Bản

Câu trả lời chính xác nhất: Đặc điểm dân cư Nhật Bản

Nhật Bản là nước đông dân, phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển.

- Đông dân với 126,3 triệu người năm 2015.

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp và giảm.

- Kết cấu dân số già. Tuổi thọ trung bình: 84 tuổi

- Người lao động cần cù, tự giác và tích cực.

- Chú trọng đầu tư cho giáo dục.

- Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở ven bờ Thái Bình Dương và các đô thị lớn.

Trình bày đặc điểm dân cư Nhật Bản

Để hiểu hơn về dân số Nhật Bản , hãy theo dõi phần nội dung dưới đây


1. Đặc điểm dân cư Nhật Bản

Nhật Bản là một nước tuy nghèo tài nguyên khoáng sản và hàng năm phải hứng chịu nhiều thiên tai nhưng Nhật Bản vẫn là một quốc gia có nền kinh tế phát triển. Nhân tố có tính quyết định đến kinh tế của Nhật Bản đó chính là dân cư.

Đặc điểm dân cư Nhật Bản là một quốc gia có dân số đông (năm 2019 dân số Nhật Bản đứng thứ 11 trên thế giới với 127.185.332 dân), tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp và đang có xu hướng giảm dần qua các năm (năm 2017 tốc độ gia tăng dân số xuống đến -0,22%). Mật độ dân số của Nhật Bản cao và sống tập trung ở các thành phố ven biển vì nơi đây có các điều kiện để phát triển kinh tế.

Dân số Nhật Bản phân bố không đều, dân cư tập trung chủ yếu ở các vùng ven biển, tới 49% dân số cả nước sống ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya và một số thành phó lân cận, mật độ dân cư ở đây lên tới 1350 người/km2 trong khi ở đảo Hokkaido mật độ chỉ là 64 người/km2.

Nhật Bản có tỷ suất gia tăng tự nhiên thấp và có xu hướng giảm dần chỉ còn 0,1% năm 2005. Nhật Bản đang đối mặt về sức ép dân số trong khi dân số đang bị già hóa đi, một bộ phận sắp nghỉ hưu nhưng số lượng người thay thế lại giảm. Tuy là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới nhưng tỷ lệ sinh tại Nhật lại ở mức rất thấp.

Dân số Nhật Bản là có xu hướng già hóa, tỷ lệ người già trong dân cư ngày càng tăng, tỷ lệ dân cư từ 65 tuổi trở lên chiếm đến 19,2% năm 2005, so với năm 1995 là 15,7% trong khi đó tỷ lệ dân cư trong độ tuổi từ 15 đến 65 tuổi năm 2005 là 66,9%, so với năm 1995 tỷ lệ này là 69%. Chính phủ Nhật Bản cho rằng tỷ lệ người cao tuổi này sẽ lên đến 40% trước năm 2050.

Cơ cấu dân số Nhật Bản đang  dần hướng đến tình trạng già hóa. Theo các thống kê cho thấy tỷ lệ người cao tuổi tại Nhật đang ngày càng tăng. Theo đó tỳ lệ dân cư 65 tuổi trở lên chiếm đến 19,2% vào năm 2005, vào năm 1995 tỷ lệ này là 15,7%.  Trong khi đó, tỷ lệ dân cư từ 15 đến 65 tuổi lại có xu hướng giảm, cụ thể là năm 2005 tỷ lệ này là 66,9% trong khi năm 1995 tỷ lệ này là 69%. Theo như dự đoán của chính phủ Nhật thì tỷ lệ người cao tuổi tại đất nước này sẽ lên tới 40% trước 2050.


2. Kinh tế - cường quốc thứ 2 thế giới

a. Giai đoạn 1950 - 1973

* Tình hình

- Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Nhật Bản suy sụp nghiêm trọng.

- 1952 khôi phục ngang mức trước chiến tranh.

- 1955-1973: phát triển tốc độ cao.

*  Nguyên nhân

- Hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, áp dụng kĩ thuật mới.

- Tập trung phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.

- Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công.

b. Giai đoạn sau 1973

- Từ 1973 – 1974 và 1979 – 1980, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm do khủng hoảng dầu mỏ.

- Từ 1986 đến 1990, tăng 5,3% do điều chỉnh chiến lược kinh tế.

- Từ 1991, tốc độ chậm lại.

- Hiện nay, Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới về kinh tế, khoa học - kĩ thuật và tài chính.

icon-date
Xuất bản : 26/05/2022 - Cập nhật : 05/12/2022