logo

Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù” cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn sinh học 7


Trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù

Đặc điểm cấu tạo của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù :

- Cơ thể được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng gọi là lông mao giúp giữ nhiệt và che chở cho cơ thể.

- Chi trước ngắn dùng để đào hang.

- Chi sau dài khỏe để bật nhảy xa, giúp thỏ chạy nhanh.

- Mũi thính, có ria là những lông xúc giác (xúc giác nhạy bén) phối hợp cùng khứu giác giúp thỏ thăm dò thức ăn hoặc môi trường.

- Mắt thỏ không tinh lắm. Mi mắt cử động được, có lông mi giúp giữ nước làm màng mắt không bị khô, bảo vệ cho mắt.

- Tai thính, có vành tai dài, cử động được theo các phía giúp định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về loài thỏ dưới đây nhé


Kiến thức tham khảo về loài thỏ


1. Khái quát

Loài thỏ được con người biết đến đầu tiên đó là những con thỏ châu Âu vào khoảng 1000 năm trước công nguyên bởi những người xứ Phoenician. Thỏ rừng châu Âu là loài thỏ duy nhất được thuần hóa. Thỏ vừa được xem là thú nuôi, làm thực phẩm (thịt thỏ) và cũng là những kẻ phá hoại ruộng vườn.

Thỏ vừa được săn bắn hoặc nuôi để lấy thịt. Khi thỏ rừng bị bắt để lấy thịt, người ta thường đặt bẫy, dùng súng hoặc chó săn. Ở nhiều vùng, thỏ là loài chuyên cho thịt. Một cú đánh vào gáy có thể giết chết thỏ, từ đó mà thuật ngữ rabbit punch (cú đấm vào gáy) ra đời. Da thỏ được dùng làm áo hoặc phụ kiện, như mũ hoặc khăn choàng. Ngoài ra, phân thỏ là một loại phân bón tốt, nước tiểu của chúng có nhiều Nitơ giúp cây chanh phát triển tốt. Sữa thỏ có thể làm thuốc hoặc làm thức ăn giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều protein.

Tuy nhiên, thịt thỏ có thể gây nên một số bệnh như Tularemia hoặc cúm thỏ. Ngoài ra còn 1 bệnh nữa đó là Rabbit Starvation gây ra do sự khuyết axit amin trong khẩu phần và sự giới hạn tổng hợp của con người.

Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù

2. Cấu tạo của loài thỏ

Bộ xương

Bộ xương thỏ gồm nhiều xương khớp với nhau tạo thành một bộ khung và các khoang, làm nhiệm vụ định hình, nâng đỡ, bảo vệ và vận động của cơ thể.

Hệ cơ

Sự vận động của cơ thể là nhờ các cơ bám vào xương và các cơ co dãn giúp con vật di chuyến dễ dàng.

Ở thỏ, cũng như ở mọi thú khác, xuất hiện cơ hoành chia khoang cơ thể thành khoang ngực và khoang bụng. Cơ hoành cùng với các cơ liên sườn tham gia vào quá trình thông khí ở phổi.

Tiêu hoá

- Có những bộ phận giống động vật có xương sống ở cạn. 

- Có những đặc điểm biến đổi thích nghi với đời sống gặm nhấm cây cỏ và củ:

+ Răng cửa cong sắc như lưỡi bào và thường xuyên mọc dài, thiếu răng nanh, răng hàm kiểu nghiền.

+ Ruột dài với manh tràng lớn (ruột tịt) là nơi tiêu hóa xenlulôzơ.


3. Tuần hoàn và hô hấp

Các bộ phận quan trọng của hệ tuần hoàn và hô hấp là tim và phổi được bảo vệ trong khoang ngực.

Hệ tuần hoàn ở thỏ, cũng như mọi thú khác gồm tim 4 ngăn cùng với hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi đảm bảo sự trao đổi chất mạnh ở thỏ. Thỏ là động vật hằng nhiệt.

Hệ hô hấp

- Các thành phần: Khí quản, phế quản và 2 lá phổi.

- Phổi lớn gồm nhiều túi phổi (phế nang) với mạng mao mạch dày đặc giúp trao đổi khí dễ dàng.

- Sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ sự co dãn của cơ liên sườn và cơ hoành.


4. Bài tiết

Hệ bài tiết gồm đôi thận sau có cấu tạo tiến bộ nhất trong các động vật có xương sống.


5. Thần kinh và các giác quan

Ở thỏ các phần của não, đặc biệt là bán cầu não và tiểu não phát triển, che lấp các phần khác của não. Bán cầu não là trung ương của các phản xạ phức tạp. Tiểu não phát triển liên quan tới các cử động phức tạp ở thỏ.

6. Sự khác nhau giữa thỏ rừng và thỏ nhà

Mặc dù có mối quan hệ nhưng thỏ rừng và thỏ rừng được phân biệt dễ dàng bởi các đặc điểm sau:

Thỏ lớn hơn thỏ. Trọng lượng trung bình của một con thỏ rừng có thể đạt 5,5 kg, một con thỏ rừng - lên đến 7 kg. Trung bình thỏ nặng tới 2,5-3 kg, mặc dù những cá thể giữ kỷ lục về số lượng giống thịt đạt khối lượng 10 kg.

Hares có cấu trúc cơ thể cứng cáp, đầu và tai thuôn dài. Thính giác cực kỳ quan trọng đối với chúng, vì vậy đôi tai của chúng được mở rộng, và đôi chân dài tạo cơ hội để nhảy cao và chạy nhanh, chạy trốn sự truy đuổi.

Thỏ có đầu tròn hơn, tai ngắn và rộng, bàn chân ngắn hơn so với thỏ rừng. Khả năng đào hố và kích thước nhỏ gọn quan trọng hơn để chúng phù hợp với các hành lang và hố ga chật hẹp.

Thỏ rừng là thỏ rừng trắng và thỏ rừng nâu, giống thỏ nhà và các đặc điểm bên ngoài tương ứng, màu sắc gấp hàng chục lần.

Thỏ không thay đổi màu lông tùy theo mùa, nhưng thỏ rừng thì có.Vào mùa đông, chúng có màu trắng để không thể nhìn thấy trên lớp tuyết phủ, và vào mùa hè, chúng có màu xám để hợp nhất với màu của đất. Điều này không quá quan trọng đối với thỏ hoang dã, bởi vì chúng ẩn náu dưới lòng đất, và việc chọn lọc đã cho các giống thỏ nội địa có nhiều màu lông và độ dài của bộ lông, tùy thuộc vào mục đích của chúng - thịt, da thịt, da hoặc lông tơ.

icon-date
Xuất bản : 24/03/2022 - Cập nhật : 09/06/2022