logo

Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc ở Châu Phi


1. Vị trí địa lí của châu Phi

- Tiếp giáp:

+ Phía bắc giáp biển Địa Trung Hải.

+ Phía đông bắc giáp biển Đỏ và châu Á.

+ Phía đông nam giáp ấn Độ Dương.

+ Phía tây giáp Đại Tây Dương.

- Toạ độ địa lí: nằm trong khoảng từ 34oB đến 34oN.

=> Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam nên châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.

-  Diện tích: 30 triệu km2, lãnh thổ có dạng hình khối rộng lớn, diện tích lớn thứ 3 thế giới (sau châu Mĩ và châu Á).

-  Đường bờ biển ít chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo.

- Hai bán đảo lớn nhất là Ma-đa-ga-xca và Xô-ma-li.

Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc ở Châu Phi

-  Kênh đào Xuy-ê là con đường giao thông hàng hải quan trọng của thế giới.


2. Môi trường hoang mạc là gì?

Hoang mạc là vùng đặc trưng bởi khí hậu khô nóng, khắc nghiệt. Lượng mưa trung bình tại đây rất thấp chỉ khoảng 200-250mm/năm nhưng lượng bốc hơi rất lớn từ 900 đến 1500mm ở trên mặt nước thoáng.

- Hoang mạc chiếm một diện tích khá lớn trên bề mặt trái đất, chủ yếu nằm dọc theo hai đường chí tuyến

- Đặc điểm môi trường :

+ Vị trí: Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.

+ Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.

+ Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,…

+ Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.

+ Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.

Thực vật nơi đây chủ yếu là những loại có khả năng chịu hạn cao và thích nghi được với môi trường khắc nghiệt.

+ Những loại cây có vòng đời ngắn ngủi trong mùa mưa và hạt có thể tồn tại trong mùa khô kéo dài.

+ Những loại cây mọng nước như xương rồng, có thể tích trữ lượng nước lớn, lá biến thành gai để hạn chế tối đa sự mất nước.

+ Những loại cây lớn, có bộ rẽ ăn sâu xuống tầng đất sâu nhất để hút nước.

Hệ động vật nơi đây khá phong phú từ các loài nhỏ bé như bọ cạp, tắc kè đến các loài to lớn như linh cẩu, cáo, linh dương sừng xoăn, lạc đà.... Đây đều là những loài có khả năng chịu nóng, chịu khát cao. Để tồn tại được trong hoàn cảnh khắc nghiệt nơi đây chúng thường đi săn, kiếm ăn vào buổi tối, còn ban ngày trú ngụ tại các hang động hoặc dưới tán cây tránh nắng.

Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc ở Châu Phi

3. Cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc ở châu Phi

Tại các ốc đảo, nơi có nguồn nước lộ ra, người dân trồng cây ăn quả (cam, chanh và đặc biệt là cây chà là) và một số cây lương thực (lúa mạch,… ) trên những mảnh ruộng nhỏ. Do nguồn nước và thức ăn khan hiếm, đàn gia súc (dê, lạc đà,… ) được di chuyển từ nơi này đến nơi khác (chăn nuôi du mục). Để vận chuyển hàng hóa và buôn bán xuyên hoang mạc, người ta dùng sức của lạc đà

Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát triển; do đó, nhiều vùng hoang mạc đã thay đổi. Hoạt động du lịch cũng đem lại nguồn thu lớn cho người dân nơi đây.

Tuy vậy, biến đổi khí hậu và việc khai thác thiên nhiên không hợp lí của con người khiến diện tích hoang mạc ở châu Phi ngày càng mở rộng. Các nước trong khu vực đã có nhiều biện pháp như hợp tác để thành lập “vành đai xanh” chống lại tình trạng hoang mạc hóa,…

icon-date
Xuất bản : 28/06/2022 - Cập nhật : 23/10/2023