Câu trả lời đúng nhất: Trong nhân tố sinh thái có rất nhiều nhân tố khác được tồn tại trong môi trường sống của mọi sinh vật. Các nhân tố sinh thái của môi trường như: Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh.
Vậy để tìm hiểu rõ hơn về các nhân tố này, mời các bạn cùng chúng mình tìm lời giải đáp cho câu hỏi qua bài viết dưới đây!
Bao gồm tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật.
Nhân tố sinh thái là những ảnh hưởng của sinh vật xung quanh bởi sự tác động của môi trường xung quanh. Những tác động trên đã làm thay đổi đi tập tính của mọi sinh vật như: Ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng, mức độ sinh sản, mức độ phát triển… Từ những tác động của nhân tố sinh thái, nên các sinh vật đã thích nghi và tạo thành những đặc điểm riêng. Đây là một khái niệm trong sinh thái học, ở các ngôn ngữ khác được gọi là "ecological factor", "facteur écologique" (tiếng Pháp),... đều dùng để chỉ một hay nhiều nhân tố (hoặc yếu tố) ở môi trường sống có tác động đến một hay nhiều sinh vật, còn gọi là nhân tố môi trường.
Tùy theo tính chất của các nhân tố sinh thái, người ta chia chúng thành hai nhóm: nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (không sống) và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống). Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh được phân biệt thành nhóm nhân tố sinh thái con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác.
>>> Xem thêm: Nhân tố sinh thái nào bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?
Trong nhân tố sinh thái có rất nhiều nhân tố khác được tồn tại trong môi trường sống của mọi sinh vật. Các nhân tố sinh thái của môi trường như:
- Nhân tố vô sinh:
Nhân tố vô sinh là những nhân tố về những tính chất hóa học, vật lý của những môi trường xung quanh sinh vật. Những yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, không khí, ánh sáng…
- Nhân tố hữu sinh:
Nhân tố hữu sinh là tổng hợp những chất hữu cơ có trong môi trường xung quanh. Đây được gọi là những mối quan hệ của một hay nhiều sinh vật này kết hợp với những sinh vật hoặc nhóm khác. Ngoài ra thì con người là nhóm nhân tố mạnh nhất của nhân tố hữu sinh. Bởi vì con người có thể tác động đến đời sống của nhiều loại sinh vật khác.
Nhân tố hữu sinh là những chất hữu cơ có trong môi trường xung quanh. Trong tự nhiên có rất nhiều nhân tố có thể làm ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật như: Nhân tố ánh sáng, nhân tố độ ẩm, nhân tố nhiệt độ… Nhóm nhân tố hữu sinh: gồm thế giới hữu cơ của môi trường sống tác động lên đời sống của sinh vật. (thức ăn, kẻ thù, loài sinh vật gây bệnh,...).
- Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm
Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh được chia thành hai nhóm nhỏ khác nhau đó là nhóm sinh tố con người và nhóm sinh tố sinh vật khác.
Nhân tố con người, được chia thành một nhóm khác biệt. Bởi chỉ có con người có những hành động khác với những sinh vật khác. Ngoài ra thì con người còn sở hữu trí thông minh, có thể khai thác những khoáng chất khác. Nên con người có công to lớn trong việc làm mới thiên nhiên.
Những nhân tố sinh thái làm ảnh hưởng đến đời sống sinh vật.
>>> Xem thêm: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Những nhân tố sinh thái thường không bị tác động riêng lẻ một cá nhân nào. Mà chúng thường được tác động chung một tập thể những nhân tố. Ngoài ra thì bất cứ nhân tố sinh thái nào cũng sẽ bị tác động và bị hạn chế bởi những khoảng không gian khác.
- Các nhân tố thiết yếu có vai trò sống còn đối với sinh vật, tạo thành ổ sinh thái của loài.
- Các nhân tố ảnh hưởng có thể gây đột biến. Kiểu gen của một sinh vật được biểu hiện thành kiểu hình thông qua một loạt tác động phức tạp trong đó có chịu nhiều tác động của nhân tố ảnh hưởng. Ở mức tác động nhẹ, một kiểu hình (hoặc một tính trạng) có thể thay đổi và đo lường được, chẳng hạn như màu da. Ngoài ra, các nhân tố ảnh hưởng còn gây rối loạn di truyền, điển hình là các chất độc, sinh vật gây bệnh, phóng xạ.
- Sự tổng hợp và đồng thời là những sự tác động lên đời sống của những nhân tố sinh thái. Tuy nhiên mỗi một cá nhân sinh thái nào cũng sẽ có một vai trò khác nhau đối với môi trường xung quanh. Ví dụ như: những hoạt động của thực vật là quang hợp ánh sáng và thanh lọc không khí đều phải phụ thuộc vào khí hậu, ánh sáng…
- Ngoài ra thì khi điều kiện môi trường thay đổi thì những nhân tố sinh thái cũng sẽ thay đổi để có thể thích nghi với môi trường sống. Một số loài thì sẽ phải tiến hóa nhằm mục đích thay đổi đặc tính của cơ thể để phù hợp với môi trường như: Tự đóng băng cơ thể, đóng kén cơ thể, tự tản nhiệt, tự chuyển hệ, thay đổi huyết tính,…
---------------------------------------
Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết nhằm giải đáp câu hỏi trình bày các nhân tố sinh thái của môi trường mà mình muốn chia sẻ đến với các bạn. Chắc rằng những thông tin trên sẽ rất có ích cho việc tìm hiểu thông tin và cả việc học tập của mỗi người. Cám ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết của mình, chúc các bạn có một ngày học tập thật vui vẻ.