logo

Tranh tĩnh vật lớp 6

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Tranh tĩnh vật lớp 6” và phần kiến thức mở rộng thú vị về Tranh tĩnh vật do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo


Tranh tĩnh vật lớp 6        


1. Tranh tĩnh vật là gì

- Tranh tĩnh vật là loại tranh vẽ hoa quả, đồ vật được sắp xếp theo bố cục ánh sáng thích hợp và được đôi bàn tay hoạ sĩ thể hiện lên bằng cảm xúc riêng của mình. Tranh tĩnh vật vẽ màu hay vẽ chì đều mang lại cho người xem cảm xúc khác nhau. Không thể nói tranh màu hay tranh chì đẹp hơn. Tĩnh vật màu có vẻ sống động chân thực của loại màu mà người họa sĩ dùng. Tĩnh vật chì lại có những nét thô mộc, giản dị của từng nét chì. 


2. Tranh tĩnh vật thể hiện chính mình

- Đến thế kỉ 19, tranh tĩnh vật có khuynh hướng bớt tả thực, bởi các họa sĩ bắt đầu thử nghiệm dùng tĩnh vật để biểu đạt cảm xúc. Họ thường chọn những món đồ có ý nghĩa đặc biệt với mình, và sử dụng bút pháp cũng như màu sắc để diễn tả cảm xúc bản thân hơn là vẽ ra vẻ ngoài của đồ vật. Theo họa sĩ người Pháp Édouard Manet: “Họa sĩ có thể diễn tả mọi thứ mình muốn chỉ bằng hoa và quả”.

Tranh tĩnh vật lớp 6 ấn tượng nhất

- Ngày nay các nghệ sĩ vật miệt mài thử nghiệm. Thậm chí, giờ đây, tranh tĩnh vật không còn được vẽ ra nữa. Những đồ vật bình dị hằng ngày – trước kia là mẫu vật của tranh – nay tự nó cũng có thể là một tác phẩm. Ví dụ, hồi những năm 1960, nghệ sĩ người Mỹ Andy Warhol đã triển lãm những bản sao hộp xà phòng với kích thước thật.

- Bức tĩnh vật dưới đây, của họa sĩ Hà Lan Vincent van Gogh, là một dạng tranh biểu tượng tự họa. Tranh chỉ vẽ một chiếc ghế tựa và cái đẩu. Đó là những đồ vật hết sức giản dị của van Gogh – cũng mộc mạc và thực tế nhưu chính con người ông.


3. Khám phá tranh tĩnh vật màu

- Cách sắp xếp hình, màu của vật mẫu trong tranh: Hình, màu của các bức tranh thể hiện sự hài hòa, cân xứng về màu sắc, bố cục.

- Hòa sắc và cách diễn tả trong mỗi bức tranh có gam màu chính và màu phụ. Màu phụ bổ sung cho gam màu chính, màu phụ có tông màu bổ trợ cho gam màu chính.


4. Phương pháp vẽ tranh tĩnh vật màu

a. Quan sát hình thể

- Trong quá trình quan sát vẽ vật thực, để có bức vẽ tranh tĩnh vật đẹp, đầu tiên bạn phải chú ý đến mối quan hệ giữa cục bộ và chỉnh thể, cục bộ phải phục tùng chỉnh thể. Bất luận là tĩnh vật đơn thể hay đa thể đều có chung một nguyên tắc biểu hiện là có độ dài, độ rộng và độ sâu. Đối tượng quan sát cần phải có sự kết hợp giữa chúng với nhau..

b. Kết cấu của hình thể

- Kết cấu là chỉ sự cấu tạo và kết hợp giữa các bộ phận của vật thể với nhau. Các vật thể tĩnh vật đều được cấu tạo bởi hình dạng bên ngoài và các bộ phận bên trong. Để có được kỹ thuật vẽ tranh tĩnh vật, người vẽ cần phải chú ý đến sự biến hóa của hình dạng bên ngoài chứ không cần phải hiểu nhiều kết cấu của các bộ phận bên trong.

Tranh tĩnh vật lớp 6 ấn tượng nhất (ảnh 2)

- Tuy nhiên, các bạn cần phải nắm rõ một điều là: Kết cấu bên trong quyết định hình dáng bên ngoài của hình thể. Bất luận ở hoàn cảnh nào, đường sáng biến hóa ra sao thì chỉ có thể dẫn đến việc giới tuyến của bộ phận tối và sáng cùng với sắc điệu bị biến hóa, còn kết cấu nội tại vẫn không hề thay đổi. Chỉ khi nào hiểu rõ quan hệ kết cấu và hình thể của đối tượng vẽ tĩnh vật, bạn mới có thể tạo hình chuẩn xác cho bức vẽ tranh tĩnh vật được.


c. Quan hệ không gian hư thực trong hình thể

- Không gian chính là không gian trước và sau của tranh tĩnh vật , cũng như độ dài, độ rộng và độ sâu của vật thể. Hư thực là sự biểu hiện của các mối quan hệ khác nhau như thấu thị, quan hệ xa gần, trước sau… 

- Nói một cách khái quát, mặt trước sẽ tương đối mạnh còn mặt sau tương đối yếu, mặt trước là thực, mặt sau là hư. Quan hệ này cũng giống như những tiết tấu trong âm nhạc, quan hệ hư thực có chính xác thì bản vẽ tranh tĩnh vật sinh động hơn và có âm vị và hiệu quả cao.

icon-date
Xuất bản : 12/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022