logo

Trắc nghiệm Vật lý 11: Bài 28. Lăng kính


Bài 28. Lăng kính


Đề trắc nghiệm

Câu 1: Một lăng kính bằng thuỷ tinh chiết suất n, góc chiết quang A. Tia sáng tới một mặt bên có thể ló ra khỏi mặt bên thứ hai khi

A. góc chiết quang A có giá trị bất kỳ.

B. góc chiết quang A nhỏ hơn hai lần góc giới hạn của thuỷ tinh.

C. góc chiết quang A là góc vuông.

D. góc chiết quang A lớn hơn hai lần góc giới hạn của thuỷ tinh.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi tia sáng đi qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì góc ló i’ có giá trị bé nhất.

B. Khi tia sáng đi qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì góc tới i có giá trị bé nhất.

C. Khi tia sáng đi qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì góc ló i’ bằng góc tới i.

D. Khi tia sáng đi qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì góc ló i’ bằng hai lần góc tới i.

Câu 3: Chiếu một chùm sáng song song tới lăng kính. Tăng dần góc tới i từ giá trị nhỏ nhất thì

A. góc lệch D tăng theo i.

B. góc lệch D giảm dần.

C. góc lệch D tăng tới một giá trị xác định rồi giảm dần.

D. góc lệch D giảm tới một giá trị rồi tăng dần.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Chiếu một chùm sáng vào mặt bên của một lăng kính đặt trong khong khí:

A. Góc khúc xạ r bé hơn góc tới i.

B. Góc tới r’ tại mặt bên thứ hai bé hơn góc ló i’.

C. Luôn luôn có chùm tia sáng ló ra khỏi mặt bên thứ hai.

D. Chùm sáng bị lệch đi khi đi qua lăng kính.

Câu 5: Cho một tia sáng đơn sắc đi qua lăng kính có góc chiết quang A = 600 và thu được góc lệch cực tiểu Dm = 600. Chiết suất của lăng kính là

A. n = 0,71          B. n = 1,41            C. n = 0,87             D. n = 1,51

Câu 6: Tia tới vuông góc với mặt bên của lăng kính thuỷ tinh có chiết suất n = 1,5 góc chiết quang A. Tia ló hợp với tia tới một góc lệch D = 300. Góc chiết quang của lăng kính là

A. A = 410.          B. A = 38016’.               C. A = 660.            D. A = 240.

Câu 7: Một tia sáng tới vuông góc với mặt AB của một lăng kính có chiết suất và góc chiết quang A = 300. Góc lệch của tia sáng qua lăng kính là:

A. D = 50.            B. D = 130.               C. D = 150.            D. D = 220.

Câu 8: Một lăng kính thuỷ tinh có chiết suất n = 1,5, tiết diện là một tam giác đều, được đặt trong không khí. Chiếu tia sáng SI tới mặt bên của lăng kính với góc tới i = 300. Góc lệch của tia sáng khi đi qua lăng kính là:

A. D = 2808’.           B. D = 31052’.            C. D = 37023’.            D. D = 52023’ 

Câu 9: Lăng kính có góc chiết quang A = 600, chùm sáng song song qua lăng kính có góc lệch cực tiểu là Dm = 420. Góc tới có giá trị bằng

A. i = 510.          B. i = 300.               C. i = 210.              D. i = 180.

Câu 10: Lăng kính có góc chiết quang A = 600, chùm sáng song song qua lăng kính có góc lệch cực tiểu là Dm = 420. Chiết suất của lăng kính là:

A. n = 1,55.           B. n = 1,50.             C. n = 1,41.            D. n = 1,33.

Câu 11: Lăng kính được cấu tạo bằng khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng hình lăng trụ. Tiết diện thẳng của lăng kính hình

A. tròn           B. elip             C. tam giác         D. chữ nhật

Câu 12: Biết một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác ABC, góc chiết quang A. tia sáng đi tới mặt bên AB và ló ra mặt bên AC. So với tia tới thì tia ló

A. lệch một góc chiết quang A                   B. đi ra ở góc B

C. lệch về đáy của lăng kính                      D. đi ra cùng phương

Câu 13: Chiếu một chùm sáng song song tới mặt bên của một lăng kính và có tia ló ra mặt bên còn lại. Khi thay đổi góc tới của tia tới thì góc lệch giữa tia ló so với tia tới

A. luôn tăng dần                 B. luôn giảm dần

C. luôn không đổi               D. giảm rồi tăng

Câu 14: Khi chiếu một chΩm tia sáng vào mặt bên của một lăng kính đặt trong không khí, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Góc khúc xạ của tia sáng tới nhỏ hơn góc tới

B. Góc tới mặt bên thứ hai nhỏ hơn góc ló ra khỏi lăng kính

C. luôn có chùm tia sáng ló ra khỏi mặt bên thứ hai

D. chùm sáng bị lệch về đấy khi đi qua lăng kính

Câu 15: Trong một số dụng cụ quang, khi cần làm cho chΩm sáng lệch một góc vuông, người ta thường dung lăng kính phản xạ toàn phàn thay cho gương phẳng vì

A. tiết kiệm chi phí sản xuất vì không cần mạ bạc

B. khó điều chỉnh gương nghiêng 45o, còn lăng kính thì không cần điều chỉnh

C. lớp mạ mặt sau của gương tạo nhiều ảnh phụ do phản xạ nhiều lần

D. lăng kính có hệ số phản xạ gần 100% cao hơn ở gương

Câu 16: Để chế tạo lăng kính phản xạ toàn phần đặt trong không khí thì phải chọn thuỷ tinh để chiết suất là

A. n > √2          B. n > √3             C. n > 1,5             D. √3 > n > √2


Hướng dẫn giải và đáp án

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

C

D

C

D

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

C

A

A

 

Câu

11

12

13

14

15

16

Đáp án

C

C

D

C

C

A

Câu 16: A

Lăng kính phản xạ toàn phần có góc tới i=450 => xét i=igh

Sinigh=1/n=sin450 => n=√2

Xem tiếp: Trắc nghiệm Vật lý 11: Bài 29. Thấu kính mỏng

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021