logo

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 20. Lực từ, cảm ứng từ


Bài 20. Lực từ, cảm ứng từ


Đề trắc nghiệm

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  1. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực
  2. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 20. Lực từ, cảm ứng từ phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và chiều dài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường
  3. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 20. Lực từ, cảm ứng từ không phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và chiều đài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường
  4. Cảm ứng từ là đại lượng vectơ

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  1. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện trong đoạn dây.
  2. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với chiều dài của đoạn dây.
  3. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ.
  4. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là Đúng?

Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ.

A. Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện.

B. Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện.

C. Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện.

D. Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện. 

Câu 4: Một đoạn dây dẫn dài 5 (cm) đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 (A). Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-2 (N). Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là:

A. 0,4 (T).          B. 0,8 (T).                C. 1,0 (T).              D. 1,2 (T).

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì

  1. Lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây.
  2. Lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây.
  3. Lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ.
  4. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây.

Câu 6: Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 (cm) có dòng điện I = 5 (A) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 (T). Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2(N). Góc ỏ hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là:

A. 0,50                  B. 300                            C. 600                   D. 900

Câu 7:  Một phần tử dòng điện có chiều dài l, cường độ I đặt vuông góc với các đường sức của từ trường đều. Khi đó lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ lớn là F. Công thức nào sau đây là đúng?

A.B=F/Il       B. F=B/Il       C.I=B/Fl     D. l=B/IF

Câu 8: Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường

A. Cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó

B. Cùng hướng với lực từ tác dụng lên phần tử dung điện đặt tại điểm đó

C. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tạo điểm đó

D. Có độ lớn tỉ lệ với cường độ của phần tử dòng điện đặt tại điểm đó

Câu 9: điều nào sau đây là không đúng?

Cảm ứng từ tại mỗi điểm trong từ trường

A. Tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó

B. Cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó

C. Đặc trưng cho khả năng tác dụng lực từ tại điểm đó là mạnh hay yếu

D. Có phương vuông góc với trục của kim nam châm thử nằm cân bằng tại điểm đó

Câu 10: Một phần tử dòng điện đặt vào trong một từ trường đều, lực từ tác dụng lên phần tủ dòng điện có độ lớn nhỏ nhất khi

A. Phần tử dòng điện nằm vuông góc với các đường sức từ

B. Phần tử dòng điện nằm song song với các đường sức từ

C. Phần tử dòng điện hợp với từ trường góc 45o

D. Phần tử dòng điện hợp với từ trường góc 60o

Câu 11: Đặt hai phần tử dòng điện có cΩng chiều dài, vuông góc với các đường sức từ của một điện trường đều, biết cường độ dòng điện trong phần tử thứ nhất lớn gấp hai lần cường độ dòng điện trong phần tử thứ 2. Tỉ số giữa độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ nhất so với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ hai là

A. 1:2           B. 1:4             C.2:1           D. 4:1

Câu 12: Một dòng điện có cường độ 2A nằm vuông góc với các đường sức của một điện trường đều. cho biết lực từ tác dụng lên 20cm, của đoạn dây ấy là 0,04N. Độ lớn của cảm ứng từ là

A.1 0-1T          B.10-2T           C.10-3T            D. 1,oT

Câu 13: Một dây dẫn mang dòng điện có cường độ 6A nằm vuông góc với đường sức của một từ trường đều. Cảm ứng từ có độ lớn bằng 0,02T. Lực từ tác dụng lên 30cm chiều dài của dây dẫn có độ lớn bằng

A.0,36mN            B.0,36N           C.36N           D.36mN

Câu 14: Một dây dẫn mang dòng điện có cường độ 8A đặt trong một từ trường đều, cảm ứng từ có độ lớn bằng 0,5T. Biết dòng điện hợp với các đường sức của từ trường góc600. Độ lớn của lục từ tác dụng lên 20cm chiều dài của dây dẫn là

A.0,4√3N     B.0,4N     C.0,8N     D.0,8/√3N


Hướng dẫn giải và đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

C

A

B

B

B

 

Câu

7

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

A

A

D

B

C

A

D

A

Xem tiếp: Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 21. Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021