logo

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 15. Dòng điện trong chất khí


Bài 15. Dòng điện trong chất khí


Đề trắc nghiệm

Câu 1: Bản chất dòng điện trong chất khí là:

  1. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm, electron ngược chiều điện trường.
  2. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm ngược chiều điện trường.
  3. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường.
  4. Dòng chuyển dời có hướng của các electron theo ngược chiều điện trường.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Hạt tải điện trong chất khí chỉ có các các iôn dương và ion âm.
  2. Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ôm.
  3. Hạt tải điện cơ bản trong chất khí là electron, iôn dương và iôn âm.
  4. Cường độ dòng điện trong chất khí ở áp suất bình thường tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Dòng điện trong kim loại cũng như trong chân không và trong chất khí đều là dòng chuyển động có hướng của các electron, ion dương và ion âm.
  2. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chân không và trong chất khí đều là dòng chuyển động có hướng của các iôn dương và iôn âm.
  3. Dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các electron, của các iôn dương và iôn âm.
  4. Dòng điện trong kim loại và dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chân không là dòng chuyển động có hướng của các iôn dương và iôn âm.

Câu 4: Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng

A. trong kĩ thuật hàn điện.                B. trong kĩ thuật mạ điện.

C. trong điốt bán dẫn.                      D. trong ống phóng điện tử.

Câu 5: Cách tạo ra tia lửa điện là

  1. Nung nóng không khí giữa hai đầu tụ điện được tích điện.
  2. Đặt vào hai đầu của hai thanh than một hiệu điện thế khoảng 40 đến 50V.
  3. Tạo một điện trường rất lớn khoảng 3.106 V/m trong chân không.
  4. Tạo một điện trường rất lớn khoảng 3.106 V/m trong không khí.

Câu 6:  Khi tạo ra hồ quang điện, ban đầu ta cần phải cho hai đầu thanh than chạm vào nhau để

  1. Tạo ra cường độ điện trường rất lớn.
  2. Tăng tính dẫn điện ở chỗ tiếp xúc của hai thanh than.
  3. Làm giảm điện trở ở chỗ tiếp xúc của hai thanh than đi rất nhỏ.
  4. Làm tăng nhiệt độ ở chỗ tiếp xúc của hai thanh than lên rất lớn.

Câu 7:  Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Hiệu điện thế gây ra sét chỉ có thể lên tới hàng triệu vôn.
  2. Hiện tượng hồ quang điện chỉ xảy ra khi hiệu điện thế đặt vào các cặp cực của thanh than khoảng 104V.
  3. Cường độ dòng điện trong chất khí luôn luôn tuân theo định luật Ôm.
  4. Tia catốt là dòng chuyển động của các electron bứt ra từ catốt.

Câu 8: Đối với dòng điện trong chân không, khi catôt bị nung nóng đồng thời hiệu điện thế giữa hai đầu anốt và catốt của bằng 0 thì

A. Giữa anốt và catốt không có các hạt tải điện.

B. Có các hạt tải điện là electron, iôn dương và iôn âm.

C. Cường độ dòng điện chạy chạy mạch bằng 0.

D. Cường độ dòng điện chạy chạy mạch khác 0.

Câu 9: Chọn phát biểu đúng

A. Không khí là chất điện môi trong mọi điều kiện

B.Không khí có thể dẫn điện trong mọi điều kiện

C.Chất khí chỉ dẫn điện khi có tác nhân ion hoá

D.Chất khí chỉ dẫn điện khi bị đốt nóng

Câu 10: Chất khí có thể dẫn điện không cần tác nhân ion hoá trong điều kiện

A. áp suất của chất khí cao

B.áp suất của chất khi thấp

C.hiệu điện thế rất cao

D.hiệu điện thế thấp

Câu 11: Tìm phát biểu sai

A.các hạt điện dẫn trong chất khi là các ion dương, âm và electron

B.Tác nhân ion hoá là điều kiện cho sự dẫn điện của chất khí khi hiệu điện thế thấp

C.Sự phóng điện tự do không cần tác nhân ion hoá khi hiệu điện thế rát cao.

D. dòng điện trong chất khí tuân theo định luật ôm

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về quá trình dẫn điện tự lực của không khí?

A. Là quá trình dẫn điện trong không khí thường gặp: tỉa lửa điện, hồ quang điện

B. Là quá trình dẫn điện trong không khí không cần tác nhân ion hoá từ bên ngoài

C. Là quá trình dẫn điện trong không khí do tác nhân ion hoá từ bên ngoài

D. Là quá trình dẫn điện trong chất khí khi có hiện tượng nhân số hạt tải điện

Câu 13: Dòng điện trong chất khí chỉ có thể là dòng chuyển dời có hướng của

A. các ion âm mà ta đưa từ bên ngoài vào trong chất khí

B. các ion dương mà ta đưa từa bên ngoài vào trong chất khí

C. các electron mà ta đưa từ bên ngoài vào trong chất khí

D. các electron và ion được tạo ra trong chất khí hoặc đưa từ bên ngoài vào trong chất khí

Câu 14: Chọn các quy ước đúng về cách gọi sấm, sét trong vật lí

A. Sấm là tiếng nổ khi có sự phóng điện giữa các đám nây với nhau

B. Sét là tiếng nổ khi có sự phóng điện trọng tự nhiên với cường độ lớn

C. Sấm là tiếng nổ khi có sự phóng điện trong tự nhiên với cường độ nhỏ

D. Sét là tiếng nổ khi có sự tiếp xúc giữa đám mây với mặt đất

Câu 15: Tìm phương án đúng khi giải thích hiện tượng hồ quang điện

  1. Là hiện tượng phóng điện trong không khí mà không có tác nhân ion hoá
  2. Tác nhân ion hoá trong hiện tượng hồ quang điện là ánh sáng của chỉnh nó
  3. Là sự dẫn điện trong không khí với tác nhân ion hoá bởi nhiệt của sự giữa các hạt dẫn điện với điện cực
  4. Là sự dẫn điện trong không khí với hiệu điện thế đặt vào các điện cực rất lớn

Câu 16: Chọn những thiết bị áp dụng sự phóng điện trong không khí

A. Đèn hình tivi                 B. Bugi trong động cơ nổ

C.Đèn cao áp                    D. Đèn sợi đốt

Câu 17: Một dòng điện được tạo ra trong một ống chứa khí hidro, khi có một hiệu điện thế đủ cao giữa hai điện cực của ống. Chất khí bị ion hoá và các electron chuyển động về cực dương, các ion dương về cực âm. Cường độ và chiều của dòng điện chạy qua ống khí này khi có 4,2.1018 electron và 2,2.1018 proton chuyển động qua tiết diện của ống trong mỗi giây là

  1. I=1,024 A; từ cực dương sang cực âm
  2. I=0,32 A; từ cực dương sang cực âm
  3. I=1,024 A; từ cực âm sang cực dương
  4. I=0,32 A; từ cực âm sang cực dương

Hướng dẫn giải và đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

C

C

A

D

D

D

C

 

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

17

Đáp án

C

C

D

C

D

A

C

B

A

Câu 17: A

Chiều dòng điện trong ống phóng điện là từ cực dương sáng cực âm của ống. Cường độ dòng điện qua ống:

 Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 15. Dòng điện trong chất khí

Xem tiếp: Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 16. Dòng điện trong chân không

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021