logo

Trắc nghiệm Tin học 8 học kì 1 có đáp án (Phần 2)

Câu 1: Ngôn ngữ lập trình là:

   A. ngôn ngữ dùng để viết một chương trình máy tính

   B. ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính

   C. các dãy bit (dãy các số chỉ gồm 0 và 1)

   D. chương trình dịch

    Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính giúp máy tính hiểu và thực hiện.

   Đáp án: B

Câu 2: Môi trường lập trình gồm:

   A. chương trình soạn thảo

   B. chương trình dịch

   C. các công cụ trợ giúp tìm kiếm, sửa lỗi…

   D. Cả A, B và C

    Chương trình soạn thảo và chương trình dịch cùng với các công cụ tìm kiếm, sửa lỗi và thực hiện chương trình thường được kết hợp vào 1 phần mềm, được gọi là môi trường lập trình.

   Đáp án: D

Câu 3: Ngôn ngữ được sử dụng để viết chương trình là:

   A. Ngôn ngữ lập trình

   B. Ngôn ngữ máy

   C. Ngôn ngữ tự nhiên

   D. Ngôn ngữ tiếng Việt

    ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính. Nó thay thế cho ngôn ngữ máy và thường là các từ có nghĩa, dễ nhớ nên gần gũi với con người hơn.

   Đáp án: A

Câu 4: Chương trình dịch dùng để:

   A. Dịch từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy

   B. Dịch từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ tự nhiên

   C. Dịch từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình

   D. Dịch từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ tự nhiên

   Chương trình dịch giúp người lập trình có thể lập trình trên một ngôn ngữ lập trình và chuyển nó sang ngôn ngữ máy giúp máy tính hiểu và thực hiện được yêu cầu người lập trình.

   Đáp án: A

Câu 5: Ngôn ngữ lập máy là:

   A. ngôn ngữ dùng để viết một chương trình máy tính

   B. ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính

   C. các câu lệnh được tạo ra từ hai số 1 và 0

   D. chương trình dịch

    ngôn ngữ máy là các câu lệnh được tạo nên từ hai số 1 và 0.

   Đáp án: C

Câu 6: Ngôn ngữ lập trình gồm:

   A. tập hợp các kí hiệu và quy tắc viết các lệnh

   B. tạo thành một chương trình hoàn chỉnh

   C. và thực hiện được trên máy tính

   D. Cả A, B và C

   Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu và quy tắc dùng để viết các lệnhtạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính .

   Đáp án: D

Câu 7: Từ khóa dùng để khai báo là:

    A. Program, Uses

    B. Program, Begin, End

    C. Programe, Use

    D. Begin, End

   + Program: là từ khóa khai báo tên chương trình.

   + Uses: từ khóa khai báo thư viện.

   Đáp án: A

Câu 8: Trong ngôn ngữ lập trình, từ khóa và tên:

   A. Có ý nghĩa như nhau

    B. Người lập trình phải tuân theo qui tắc của ngôn ngữ lập trình đó

    C. Có thể trùng nhau

    D. Các câu trên đều đúng

   Trong ngôn ngữ lập trình khi sử dụng từ khóa và tên, người lập trình phải tuân theo qui tắc của ngôn ngữ lập trình đó.

   Đáp án: B

Câu 9: Để dễ sử dụng, em nên đặt tên chương trình :

   A. ngắn gọn

    B. dễ hiểu

    C. dễ nhớ

   D. A, B và C

    Để dễ sử dụng, nên đặt tên chương trình ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Tên phải đặt theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình.

   Đáp án: D

Câu 10: Cấu trúc chung của mọi chương trình gồm mấy phần?

   A. 1

   B. 2

   C. 3

   D. 4

   Gồm 2 phần:

    - Phần khai báo: khai báo tên chương trình, khai báo các thư viện, khai báo hằng, biến.

    - Phần thân: chứa các câu lệnh để máy tính cần thực hiện, đây là phần bắt buộc phải có.

    Đáp án: B

Câu 11: Biến x có thể nhận các giá trị -5, 100, 15, 20. Hãy chọn kiểu dữ liệu phù hợp với biến x?

   A. Char

   B. LongInt

   C. Integer

   D. Word

   Các số -5, 100, 15, 20 là các số nguyên → kiểu dữ liệu của x là kiểu nguyên. Trong x có giá trị -5 → chỉ có thể là kiểu integer, longint (vì chứa giá trị âm). Vì các giá trị này có giá trị nhỏ nên kiểu dữ liệu phù hợp với biến x là integer (longint sẽ chiếm bộ nhớ lớn).

   Đáp án: C

Câu 12: Biến X có thể nhận các giá trị 1; 100; 150; 200 và biến Y có thể nhận các giá trị 1; 0.2; 0.3; 10.99. Khai báo nào trong các khai báo sau là đúng nhất?

   A. Var X,Y: byte;

   B. Var X, Y: real;

   C. Var X: real; Y: byte;

   D. Var X: byte; Y: real;

   Các giá trị 1; 100; 150; 200 là các số nguyên→ kiểu dữ liệu của X là byte,

   Các giá trị 1; 0.2; 0.3; 10.99 là các số thực → kiểu dữ liệu của Y là real.

   Đáp án: D

Câu 13: Câu lệnh Writeln('15*4-30+12=',15*4-30+12) in ra màn hình kết quả gì?

   A. 15*4-30+12

   B. 42

   C. 15*4-30+12=42

   D. =42

   Kết quả in ra màn hình là: 15*4-30+12=42 ( trong câu lệnh Write/ Writeln các nội dung trong dấu nháy đơn sẽ được in ra màn hình. Theo sau dấu phẩy là giá trị được tính toán của biểu thức 15*4-30+12 là 42)

   Đáp án: C

Câu 14: Bốn bạn A, B, C, D đưa ra kết quả của các phép chia hai số nguyên 14 và 5. Hãy chọn kết quả đúng:

   A. 14/5=2; 14 div 5=2; 14 mod 5=4;

   B. 14/5=2.8; 14 div 5=2; 14 mod 5=4;

   C. 14/5=2.8; 14 div 5=4; 14 mod 5=2

   D. 14/5=3; 14 div 5=2; 14 mod 5=4

   + Div là phép chia lấy phần nguyên

   + Mod là phép chia lấy phần dư

   Mà 14 : 5= 2 dư 4 →14 div 5=2; 14 mod 5=4;

   Đáp án: B

Câu 15: Các phép toán viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal dưới đây thì phép toán nào đúng:

   A. {3*a + [ 4*c – 7*(a +2*c)] -5*b}

   B. a*x*x – b*x + 7a : 5

   C. (10*a + 2*b) / (a*b)

   D. - b: (2*a*c)

   Trong ngôn ngữ lập trình (NNLT) Pascal chỉ sử dụng dấu ngoặc đơn () để viết các biểu thức số học. Các phép toán +, -, x, : trong toán học sẽ được chuyển dổi thành +, -, *, / trong NNLT Pascal.

   Đáp án: C

Câu 16: Tìm điểm sai trong khai báo hằng sau:

   Const Max :=2010;

   A. Dư dấu bằng (=)

   B. Tên hằng không được nhỏ hơn 4 kí tự

   C. Từ khóa khai báo hằng sai

   D. Dư dấu hai chấm (:)

   Cấu trúc khai báo hằng là : Const <tên hằng> = <giá trị> ;

   Khi sử dụng dấu := là lệnh gán được thực hiện trong chương trình.

   Đáp án: D

Câu 17: Khai báo nào sau đây đúng?

   A. Var x, y: Integer;

   B. Var x, y=Integer;

   C. Var x, y Of Integer;

   D. Var x, y := Integer;

   Cấu trúc khai báo biến có dạng : var <danh sách biến> : < kiểu dữ liệu> ;

   Trong đó danh sách biến được cách nhau bởi dấu phẩy.

   Đáp án: A

Câu 18: Trong Pascal, từ khóa để khai báo biến là:

   A. Const

   B. Begin

   C. Var

   D. Uses

   Trong Pascal, từ khóa để khai báo biến là Var. Cấu trúc khai báo biến có dạng: var <danh sách biến> : < kiểu dữ liệu> ;

   Đáp án: C

Câu 19: Trong Pascal, từ khóa để khai báo hằng là:

   A. Const

   B. Begin

   C. Var

   D. Uses

   Trong Pascal, từ khóa để khai báo hằng là Const. Cấu trúc khai báo hằng là:

   CONST <Tên hằng> = <giá trị> ;

   Đáp án: A

Câu 20: Để khai báo biến x thuộc kiểu xâu kí tự ta khai báo:

   A. Var x: String;

   B. Var x: Integer;

   C. Var x: Char;

   D. Var x: Real;

   Các kiểu dữ liệu: String (kiểu xâu), Integer (kiểu nguyên), Char (kiểu kí tự), Real (kiểu thực). Để khai báo biến x thuộc kiểu xâu kí tự ta khai báo Var x: String;

   Đáp án: A

Câu 21: Hãy chọn phát biểu Sai?

   A. Việc thực hiện cả 3 bước khi giải bài toán trên máy tính là cần thiết, nhất là đối với bài toán phức tạp

   B. Xác định bài toán là xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được

   C. Dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán được gọi là thuật toán

   D. Đối với mỗi bài toán cụ thể chúng ta chỉ có 1 thuật toán duy nhất để giải bài toán đó trên máy tính

   Đối với mỗi bài toán cụ thể chúng ta có thể có 1 hoặc nhiều thuật toán (lời giải) để giải bài toán đó trên máy tính. Nhưng mỗi thuật toán chỉ giải một bài toán cụ thể.

   Đáp án: D

Câu 22: Xác định bài toán: “ kiểm tra n có phải là số nguyên tố hay không? ”

   A. Input: Nhập số n; Output: n là số nguyên tố hoặc n không là số nguyên tố

   B. Input: n là số nguyên tố hoặc n không là số nguyên tố; Output: Nhập số n

   C. Input: n là số nguyên tố; Output: Nhập số n

   D. Input: Nhập số n; Output: n là số nguyên tố

   xác định bài toán:

   + Input là điều kiện cho trước

   + Output là kết quả cần thu được.

   Đáp án: A

Câu 23: Thuật toán là:

   A. Dãy các thao tác cần thực hiện theo 1 trình tự xác định để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước.

   B. Một thao tác cần thực hiện để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước.

   C. Dãy các thao tác cần thực hiện để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước.

   D. Tất cả đều sai

   thuật toán là dãy các thao tác cần thực hiện theo 1 trình tự xác định để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước.

   Đáp án: A

Câu 24: Mô tả thuật toán là:

   A. Liệt kê các bước thực hiện công việc.

   B. Liệt kê các cách thực hiện công việc.

   C. Liệt kê một bước thực hiện công việc.

   D. Tất cả đều đúng

   Mô tả thuật toán là việc liệt kê các bước thực hiện công việc. Các bước của thuật toán thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới.

   Đáp án: A

Câu 25: Mô tả thuật toán pha trà mời khách

   + B1: Tráng ấm, chén bằng nước sôi

   + B2: Rót nước sôi vào ấm và đợi khoảng 3 đến 4 phút.

   + B3: Cho trà vào ấm

   + B4: Rót trà ra chén để mời khách.

   A. B1- B3-B4- B2

   B. B1- B3- B2-B4

   C. B2-B4-B1-B3

   D. B3-B4-B1-B2

   Mô tả thuật toán pha trà mời khách

   + B1: Tráng ấm, chén bằng nước sôi

   + B2: Cho trà vào ấm

   + B3: Rót nước sôi vào ấm và đợi khoảng 3 đến 4 phút.

   + B4: Rót trà ra chén để mời khách.

   Đáp án: B

Câu 26: Phát biểu nào sau đây có thể lấy làm biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh ?

   A. A:= B

   B. A > B

   C. N mod 100

   D. “A nho hon B”

   các phép toán điều kiện như >, <, >=, <=, <>.

   Vậy A>B là biểu thức điêu kiện ( chứa phép toán điều kiện).

   Đáp án: B

Câu 27: Câu lệnh điều kiện dạng đầy đủ là:

   A. If < Điều kiện> then < Câu lệnh 1 >; Else < Câu lệnh 2 >;

   B. If < Điều kiện> then < Câu lệnh >;

   C. If < Điều kiện> then < Câu lệnh 1 >, < Câu lệnh 2 >;

   D. If < Điều kiện > then < Câu lệnh 1 > Else < Câu lệnh 2 >;

   cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ là:

   IF <điều kiện> THEN <câu lệnh 1> ELSE <câu lệnh 2>;

   Trong đó: Câu lệnh 1 được thực hiện khi điều kiện là đúng, câu lệnh 2 được thực hiện khi biểu thức điều kiện sai.

   Đáp án: D

Câu 28: Hãy cho biết giá trị của biến X bằng bao nhiêu sau khi thực hiện câu lệnh:

   if (45 mod 3 ) = 0 then X :=X+2;

   ( Biết rằng trước đó giá trị của biến X = 5)

   A. 5

   B. 9

   C. 7

   D. 11

   ta có 45 mod 3 =0 ( phép lấy dư)→ đúng nên thực hiện câu lệnh sau then→ x= x + 2 = 5 +2 =7

   Đáp án: C

Câu 29: Ta có 2 lệnh sau:

   x:= 8;

   If x>5 then x := x +1;

   Giá trị của x là bao nhiêu?

   A. 5

   B. 9

   C. 8

   D. 6

   Ta có 8 > 5 nên ta thực hiện câu lệnh sau Then là x= x+1 = 8 +1 =9 ;

   Đáp án: B

Câu 30: Các câu lệnh Pascal nào sau đây được viết đúng:

   A. If x:= 5 then a = b;

   B. If x > 4; then a:= b;

   C. If x > 4 then a:=b else m:=n;

   D. If x > 4 then a:=b; else m:=n;

   Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu là: IF <điều kiện> THEN <câu lệnh >;

   Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ là: IF <điều kiện> THEN <câu lệnh 1> ELSE <câu lệnh 2>;

   Trong đó điều kiện là các phép toán điều kiện. Các phép toán điều kiện như >, <, >=, <=, <>.

   Đáp án: C

icon-date
Xuất bản : 01/12/2021 - Cập nhật : 01/12/2021