logo

Trắc nghiệm Sử 7 Bài 1 (có đáp án): Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu - KNTT

Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm Sử 7 Bài 1 (có đáp án): Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu thuộc bộ sách mới Kết nối tri thức. Hướng dẫn làm bài tập trắc nghiệm Sử 7 chi tiết nhất, qua đó giúp bạn ôn luyện và học bài tốt hơn.

Câu 1: Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu

A. Chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến ở Tây Âu
bắt đầu.

B. Chế độ phong kiến chấm dứt, thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở Tây Âu.

C. Chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt, chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu.

D. Thời kì đấu tranh của nô lệ chống chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở Tây Âu.

Câu 2: Ở Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những lực lượng nào?

A. Quý tộc người Rô-ma.

B. Nô lệ được giải phóng.

C. Quý tộc quân sự và tăng lữ.

D. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến? 

A. Lãnh địa là trung tâm giao lưu buôn bán thời phong kiến.

B. Lãnh địa là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến. 

C. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu. 

D. Nông nô là lao động chủ yếu trong các lãnh địa. 

Câu 4: Nội dung nào không phản ánh đúng việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ La Mã?

A. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới.

B. Xâm chiếm đất đai của người La Mã.

C. Phong tước vị cho quý tộc thị tộc người Giéc-man.

D. Duy trì tôn giáo nguyên thuỷ của người Giéc-man.

Câu 5: Nguyên nhân hình thành các thành thị trung đại ở châu âu? 

A. Sản xuất bị đình trệ. 

B. Các lãnh chúa cho xây dựng các thành thị trung đại. 

C. Sự ngăn cản giao lưu buôn bán của các lãnh địa. 

D. Nghề thủ công phát triển nảy sinh nhu cầu trao đổi buôn bán.

Câu 6: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong xã hội phong kiến phân quyền ở Tây Âu là

A. Thành thị trung đại.

B. Lãnh địa phong kiến.

C. Pháo đài quân sự.

D. Nhà thờ giáo hội.

Câu 7: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở Tây Âu cho đến thế kỉ IX là

A. Trang trại. 

B. Lãnh địa.

C. Phường hội.

D. Thành thị.

Câu 9: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?

A. Trong lãnh địa, hoạt động trao đổi, buôn bán diễn ra tấp nập.

B. Là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.

C. Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

D. Nông nô là lực lượng lao động chủ yếu trong các lãnh địa.

Câu 10: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì?

A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc.

B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, toà án riêng,...

C. Trong lãnh địa có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

D. Thường xuyên có sự trao đổi hàng hoá với bên ngoài lãnh địa.

Câu 11: Ở Tây Âu thời phong kiến, mỗi lãnh chúa phong kiến đều

A. Có một lãnh địa riêng.

B. Miễn giảm tô, thuế cho nông nô.

C. Có một thành thị mang tên mình.

D. Lao động vất cả cùng với nông nô.

Câu 12: Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là

A. Nông dân. 

B. Nô lệ.

C. Nông nô.

D. Nông dân tự canh.

Câu 13: Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh mẽ nhất ở vương quốc nào ở Tây Âu?

A. Vương quốc Tây Gốt.

B. Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông. 

C. Vương quốc Đông Gốt.

D. Vương quốc Phơ-răng.

Câu 14: Quyền “miễn trừ” mà nhà vua ban cho lãnh chúa trong thời kì trung đại ở Tây Âu là

A. Nhà vua không được can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.

B. Các lãnh chúa lớn không phải đóng thuế cho nhà vua.

C. Lãnh chúa không phải chịu bất cứ hình phạt nào của nhà vua.

D. Lãnh chúa không phải đóng góp về quân sự khi có chiến tranh.

Câu 15: Cư dân sống trong các thành thị trung đại Tây Âu chủ yếu là

A. Thợ thủ công, thương nhân.

B. Lãnh chúa, quý tộc. 

C. Thợ thủ công, nông dân.

D. Lãnh chúa, thợ thủ công.

Câu 16: Ngành kinh tế chủ yếu trong các thành thị Tây Âu thời trung đại là

A. Nông nghiệp và thủ công nghiệp.

B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

C. Công nghiệp và thủ công nghiệp.

D. Nông nghiệp và công nghiệp.

Câu 17: Thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc đã

A. Tràn xuống nhâm nhập La Mã.

B. Hình thành nên các vương quốc mới ở Tây Âu.

C. Tấn công, làm sụp đổ đế chế La Mã.

D. Sáng tạo ra đạo Thiên Chúa.

Câu 18: Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của thành thị trung đại Tây Âu?

A. Thủ tiêu nền kinh tế của lãnh địa.

B. Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá.

C. Đưa đến sự ra đời của tầng lớp thị dân.

D. Mang lại không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người.

Câu 19: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là

A. Địa chủ và nông dân.

B. Chủ nô và nô lệ.

C. Nông dân và nông nô.

D. Lãnh chúa và nông nô.

Câu 20: Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế trong thành thị trung đại với lãnh địa phong kiến là gì? 

A. Kinh tế hàng hóa, tự do trao đổi buôn bán 

B. Nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp 

C. Tương đối cởi mở nhưng vẫn đặt dưới sự cai quản của lãnh chúa 

D. Kinh tế tiểu nông, tự do trao đổi

>>> Xem trọn bộ: Trắc nghiệm Sử 7 có đáp án Kết nối tri thức

Trên đây là tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm Sử 7 Bài 1 (có đáp án): Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu có đáp án chi tiết nhất. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! 

icon-date
Xuất bản : 15/07/2022 - Cập nhật : 23/07/2022