logo

Trắc nghiệm Sinh học 9 học kì 1 có đáp án (Phần 1)

Câu 1: Tính trạng là

A. những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình

B. kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật.

C. các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật.

D. những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể.

Đáp án: D

Câu 2: Dòng thuần là

A. dòng mang tất cả các cặp gen đồng hợp.

B. dòng đồng hợp về kiểu gen và cùng biểu hiện 1 kiểu hình.

C. dòng mang các cặp gen đồng hợp trội.

D. dòng mang các cặp gen đồng hợp lặn.

Đáp án: B

Câu 3: Tính trạng lặn là

A. tính trạng xuất hiện ở F2 với tỉ lệ ¼.

B. tính trạng biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp lặn.

C. tính trạng không được biểu hiện ở F1.

D. tính trạng bị tính trạng trội lấn át.

Đáp án: B

Câu 4: Trội hoàn toàn là trường hợp nào sau đây?

A. F1 đồng tính còn F2 phân li 3 : 1.

B. Gen quy định tính trạng trội hoàn toàn lấn át alen cùng cặp để biểu hiện tính trạng trội.

C. Thế hệ lai chỉ xuất hiện 1 tính trạng trội.

D. Tính trạng trội được biểu hiện ở kiểu gen dị hợp.

Đáp án: B

Câu 5 : Kiểu gen là

A. tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.

B. tổ hợp toàn bộ các alen trong cơ thể.

C. tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.

D. tổ hợp toàn bộ các gen trong cơ thể.

Đáp án: A

Câu 6 : Thể đồng hợp là

A. cá thể mang toàn các cặp gen đồng hợp.

B. cá thể mang toàn các cặp gen đồng hợp trội.

C. cá thể mang một số cặp gen đồng hợp trội, một số cặp gen đồng hợp lặn.

D. cá thể mang các gen giống nhau quy định một hay một số tính trạng nào đó.

Đáp án: D

Câu 7: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

1. Theo quy luật phân li của Menđen thì hạt vàng, trơn là các tính trạng trội.

2. Theo quy luật phân li của Menđen thì hạt vàng, trơn là các tính trạng lặn.

3. Theo quy luật phân li của Menđen thì hạt xanh, nhăn là các tính trạng lặn.

4. Tính trạng trội chiếm tỉ lệ ¾, tính trạng lặn chiếm tỉ lệ ¼.

5. Tính trạng trội chiếm tỉ lệ ¼, tính trạng lặn chiếm tỉ lệ ¾.

6. Tính trạng trội và lặn đều chiếm tỉ lệ ¾.

A. 1, 3 và 4

B. 1, 3 và 5

C. 1, 2 và 4

D. 1, 3 và 6

Đáp án: A

Câu 8: Điền vào chỗ trống: “Khi lai hai bố mẹ khác nhau về … cặp tính trạng thuần chủng tương phản … với nhau cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng … các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó”.

A. hai; di truyền độc lập; tích.

B. một; di truyền độc lập; tích.

C. hai; di truyền; tích.

D. hai; di truyền độc lập; tổng.

Đáp án: A

Câu 9: Trong các kiểu gen sau đây, cá thể dị hợp bao gồm:

1. aaBB     4. AABB

2. AaBb     5. aaBb

3. Aabb     6. aabb

A. 2     B. 3 và 5     C. 2, 3 và 5     D. 1, 2, 3 và 5

Đáp án: C

Câu 10: Phép lai P : AaBb x aabb cho F1 có tỉ lệ kiểu gen

A. 9 : 3 : 3 : 1

B. 1 : 1 : 1 : 1

C. 1 : 2 : 1 : 2 : 1

D. 3 : 3 : 1 : 1

Đáp án: B

Câu 11: Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là

A. NST.

B. Axit nucleic.

C. Nucleotide.

D. Ncleosome.

Đáp án: A

Câu 12: Cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kỳ nào của phân chia tế bào?

A. Kỳ đầu.

B. Kỳ giữa.

C. Kỳ sau.

D. Kỳ cuối.

Đáp án: B

Câu 13: Cơ thể lớn lên nhờ quá trình

A. phân bào.

B. hấp thụ chất dinh dưỡng.

C. trao đối chất và năng lượng.

D. vận động.

Đáp án: A

Câu 14: Tại sao NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ giữa?

A. Vì lúc này NST dãn xoắn tối đa.

B. Vì lúc này NST đóng xoắn tối đa.

C. Vì lúc này ADN nhân đôi xong.

D. Vì lúc này NST phân li về hai cực của tế bào.

Đáp án: B

Câu 15: Trong giảm phân, NST nhân đôi

A. 1 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào I.

B. 1 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào II.

C. ở kỳ trung gian của cả 2 lần phân bào.

D. 1 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào I và 2 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào II.

Đáp án: D

Câu 16: Chọn câu trả lời đúng khi nói về sự phân li của NST tở kỳ sau I.

A. Không đồng đều.

B. Đồng đều về cấu trúc nhưng không đồng đều về số lượng.

C. Đồng đều về số lượng nhưng không đồng đều về cấu trúc.

D. Đồng đều.

Đáp án: D

Câu 17: Quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật giống nhau ở

A. Các tế bào mầm đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần.

B. Các tế bào mầm đều thực hirjn giảm phân liên tiếp nhiều lần.

C. Noãn bào bậc hai và tinh bào bậc hai đều thực hiện giảm phân để tạo giao tử.

D. Cả A và C.

Đáp án: D

Câu 18: Thụ tinh là

A. Sự kết hợp giữa một giao tử đực với một giao tử cái tạo thành hợp tử.

B. Sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ NST của 2 giao tử đực và cái tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và mẹ.

C. Sự kết hợp của hai bộ nhân lưỡng bội của 2 loài.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Câu 19: Trường hợp cá thể cái thuộc giới dị giao tử, cá thể đực thuộc giới đồng giao tử xuất hiện ở

A. vượn.     B. bướm tằm.    C. ruồi giấm.     D. mèo.

Đáp án: B

Câu 20: NST thường và NST giới tính khác nhau ở

A. số lượng trong tế bào.

B. khả năng phân li trong phân bào.

C. hình thái và chức năng.

D. Cả A và C.

Đáp án: D

Câu 21: Di truyền liên kết là

A. hiện tượng nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

B. hiện tượng nhóm gen được di truyền cùng nhau, quy định một tính trạng.

C. hiện tượng nhiều gen không alen cùng nằm trên 1 NST.

D. hiện tượng nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

Đáp án: A

Câu 22: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng di truyền liên kết?

A. Các gen có ái lực lớn sẽ liên kết với nhau.

B. Số lượng NST nhỏ hơn rất nhiều so với số lượng gen.

C. Chỉ có một cặp NST giới tính.

D. Số lượng NST khác nhau tuỳ từng loài.

Đáp án: B

Câu 23: Yếu tố nào quy định cấu trúc không gian của ADN?

A. Các liên kết cộng hoá trị và liên kết hydro.

B. Nguyên tắc bổ sung của các cặp bazơ nitơ.

C. Các liên kết cộng hoá trị.

D. Các liên kết hydro.

Đáp án: B

Câu 24: Tính đặc thù của DNA mỗi loài được thể hiện ở

A. Số lượng ADN.

B. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit.

C. Tỉ lệ (A+T)/(G+X).

D. Chứa nhiều gen.

Đáp án: B

Câu 25: ADN được duy trì tính ổn định qua các thế hệ nhờ cơ chế

A. Nguyên phân.

B. Nhân đôi.

C. Giảm phân.

D. Di truyền.

Đáp án: B

Câu 26: Quá trình tái bản ADN dựa trên nguyên tắc nào?

A. Nguyên tắc bổ sung.

B. Nguyên tắc bán bảo tồn.

C. Nguyên tắc bảo tồn.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Câu 27: Vai trò của quá trình tổng hợp ARN là

A. Tổng hợp các thành phần cấu tạo thành NST.

B. Tổng hợp các loại ARN có vai trò trong quá trình tổng hợp protein.

C. Chuẩn bị cho quá trình phân bào.

D. Chuẩn bị cho quá trình nhân đôi NST.

Đáp án: B

Câu 28: Mạch khuôn của gen có trình tự nucleotit là:

…-TGXAAGTAXT-…

Trình tự của mARN do gen tổng hợp là

A. …-TGXAAGTAXT-…

B. …-TXATGAAXGT-…

C. …-AXGUUXAUGA-…

D. …-AGUAXUUGXA-…

Đáp án: C

Câu 29: Điểm giống nhau giữa protein và axit nucleic là

A. Đều là các hợp chất cao phân tử.

B. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

C. Đều được cấu tạo bởi các thành phần nguyên tố chủ yếu C, H, O, N.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: D

Câu 30: Tính đặc thù của protein là do

A. Trình tự sắp xếp axit amin.

B. Cấu trúc không gian.

C. Số lượng axit amin.

D. Thành phần axit amin.

Đáp án: A

Câu 31: Mã bộ ba là

A. mã gồm 3 nucleotit trên mạch khuôn đứng kế tiếp nhau mã hoá cho 1 axit amin.

B. mã gồm 3 ribonucleotit trên mạch khuôn mã hoá cho 1 axit amin.

C. mã di truyền.

D. Cả A và C.

Đáp án: D

Câu 32: Sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng nào dưới đây là đúng?

A. ADN → ARN → protein → tính trạng.

B. Gen → mARN → protein → tính trạng.

C. Gen → mARN → tính trạng.

D. Gen → ARN → protein → tính trạng.

Đáp án: B

Câu 33: Đột biến gen là

A. Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số nucleotit.

B. Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit.

C. Những biến đổi trên ADN.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: B

Câu 34: Đột biến gen xảy ra vào thời điểm nào

A. Khi NST phân li ở kỳ sau của phân bào.

B. Khi tế bào chất phân chia.

C. Khi NST dãn xoắn.

D. Khi ADN nhân đôi.

Đáp án: D

Câu 35: Nhận định nào không đúng khi nói đến đột biến mất đoạn?

A. Xảy ra trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân.

B. Đoạn bị mất có thể ở đầu mút, giữa cánh hoặc mang tâm động.

C. Đoạn bị mất không chứa tâm động sẽ bị thoái hoá.

D. Do một đoạn nào đó của NST bị đứt gãy, không nối lại được.

Đáp án: B

Câu 36: Trong chọn giống, ứng dụng đột biến nào để loại bỏ những gen không mong muốn?

A. Mất 1 cặp nucleotit.

B. Lặp đoạn.

C. Mất đoạn nhỏ.

D. Thêm 1 cặp nucleotit.

Đáp án: C

Câu 37: Đột biến liên quan đến sự thay đổi số lượng của một hay một vài căhp NST gọi là

A. Đột biến đa bội chẵn.

B. Đột biến đa bội lẻ.

C. Đột biến dị bội.

D. Cả A và B.

Đáp án: C

Câu 38: Nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện đột biến về số lượng NST là

A. Do rối loạn cơ chế phân li NST ở kỳ sau của quá trình phân bào.

B. Do NST nhân đôi không bình thường.

C. Do sự phá huỷ thoi vô sắc trong phân bào.

D. Do không hình thành thoi vô sắc trong phân bào.

Đáp án: A

Câu 39: Đột biến đa bội là dạng đột biến

A. NST thay đổi về cấu trúc.

B. Bộ NST thiếu 1 vài NST.

C. Bộ NST tăng, giảm theo bội số của n.

D. Bộ NST tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n.

Đáp án: C

Câu 40: Thể tam bội thường bất thụ vì

A. khi giảm phân tạo ra giao tử lưỡng bội không thể thụ tinh với các loại giao tử khác.

B. NST không thể sắp trên mặt phẳng xích đạo trong giảm phân.

C. xác suất để tạo ra giao tử hữu thụ là rất thấp.

D. thiếu các cơ quan sinh sản.

Đáp án: C

Câu 41: Biến dị bao gồm

A. Biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

B. Biến dị tổ hợp và đột biến.

C. Đột biến và thường biến.

D. Đột biến gen và đột biến NST.

Đáp án: A

Câu 42: Thường biến thuộc loại biến dị không di truyền vì

A. phát sinh trong đời sống của cá thể.

B. không biến đổi kiểu gen.

C. do tác động của môi trường.

D. không biến đổi các mô, cơ quan.

Đáp án: B

Câu 43: Khi xây dựng phả hệ, phải theo dõi sự di truyền tính trạng qua ít nhất mấy thế thệ?

A. 1.     B. 2.     C. 3.    D. 4.

Đáp án: C

Câu 44: Trong các tính trạng ở người sau: da trắng, tóc quăn, môi mỏng, mũi thẳng, da đen, lông mi dài. Các tính trạng trội là

A. Da trắng, môi mỏng, mũi thẳng.

B. Tóc quăn, da đen, lông mi dài.

C. Tóc quăn, môi mỏng, lông mi thẳng.

D. Da trắng, môi mỏng, mũi thẳng.

Đáp án: C

Câu 45: Di truyền y học là gì?

A. Là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về bệnh và tật di truyền ở người.

B. Là ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào trong y học, giúp cho việc giải thích, chuẩn đoán, phòng ngừa và hạn chế các loại bệnh tật di truyền và điểu trị trong một số trường hợp bệnh lí.

C. Là ngành khoa học làm sáng tỏ các cơ chế về hiện tượng di truyền ở người.

D. Là ngành khoa học giúp con người chữa được một số bệnh.

Đáp án: B

Câu 46: Vai trò của di truyền y học là

A. Dự đoán khả năng xuất hiện bệnh và tật ở thế hệ con cháu.

B. Hạn chế tác hại của bệnh và sự phát tán bệnh.

C. Chữa một số bệnh như mù màu, máu khó đông,…

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Câu 47: Di truyền y học tư vấn bao gồm những vấn đề gì?

A. Chẩn đoán, cung cấp thông tin các bệnh và tật di truyền.

B. Cho lời khuyên liên quan đến bệnh và tật di truyền.

C. Tư vấn luật hôn nhân trên cơ sở sinh học.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Câu 48: Ô nhiễm môi trường gây hậu quả gì đến sức khoẻ con người?

1. Gây ung thư máu, các khối u.

2. Làm mất cân bằng sinh thái.

3. Làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền.

4. Tăng tần số đột biến NST.

5. Tiêu diệt các loài sinh vật.

A. 1 và 2.     B. 1 và 3.     C. 1, 3 và 4.     C. 3 và 4.

Đáp án: C

icon-date
Xuất bản : 24/11/2021 - Cập nhật : 24/11/2021

Tham khảo các bài học khác