logo

Trắc nghiệm Lịch sử 8 học kì 1 có đáp án (Phần 2)

Câu 1: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là  

A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến  

B. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ phong kiến  

C. Vấn đề xung đột tôn giáo  

D. Vấn đề khủng hoảng tài chính của triều đình phong kiến

Lời giải

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến. Lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhưng lại bị quan hệ sản xuất kìm hãm. Vì vậy cần phải xóa bỏ chế độ phong kiến để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Vì sao cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản

A. Giải quyết những nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản.  

B. Giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của thực dân Anh.   

C. Nhân dân lao động hoàn toàn được hưởng thành quả của cách mạng.  

D. Thiết lập quyền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới.

Lời giải 

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã lật đổ được nền thống trị của thực dân Anh, thiết lập nền cộng hòa tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mĩ. 

=> Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản. 

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là

A. Hình thức đấu tranh

B. Kết quả

C. Lực lượng tham gia

D. Phương pháp

Lời giải

Điểm khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là hình thức đấu tranh.

- Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến giữa vua Sác- lơ I với quốc hội nhằm lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ diễn ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh giành độc lập để lật đổ nền thống trị của thực dân Anh, giải phóng dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là  

A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu

B. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp đã phát triển

C. Máy móc được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều

D. Các công ti thương mại Pháp có quan hệ buôn bán với nhiều nước

Lời giải

Điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp tương đối phát triển

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Thể chế chính trị của nước Pháp trước cách mạng là  

A. Cộng hòa dân chủ.

B. Quân chủ chuyên chế.

C. Quân chủ lập hiến.

D. Cộng hòa liên bang.

Lời giải:

Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế. Nhà vua nắm mọi quyền hành

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Sự kiện nào đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

A. Quốc hội lập hiến tuyên bố thành lập

B. Cuộc tấn công vào pháo đài Ba-xti ngày 14-7

C. Quốc hội thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền

D. Vua Lu-I XVI bị xử tử

Lời giải

Ngày 14-7-1789, quần chúng được vũ trang kéo đến tấn công pháo đài- nhà tù Ba-xti- biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế Pháp và giành thắng lợi. Sự kiện này đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Đâu không phải là lý do khiến cách mạng công nghiêp Anh lại bắt đầu từ công nghiệp nhẹ?  

A. Là ngành truyền thống, phát triển mạnh ở Anh

B. Lượng vốn đầu tư không quá lớn, thu hồi nhanh

C. Thị trường tiêu thụ rộng

D. Nước Anh không có nguồn than đá để phát triển công nghiệp nặng

Lời giải

Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ (dệt, len dạ) vì đây là ngành truyền thống và phát triển mạnh ở Anh; thu hồi vốn nhanh, sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Sự phát triển mạnh của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX có tác động như thế nào đến Việt Nam? 

A. Thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam phát triển

B. Thúc đẩy Việt Nam tiến hành cải cách theo con đường tư bản chủ nghĩa

C. Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây

D. Thúc đẩy hoạt động trao đổi buôn bán của châu Âu với Việt Nam

Lời giải

Sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công lớn. Từ đó thúc đẩy các nước phương Tây đẩy mạnh quá

trình xâm chiếm thuộc địa trên khắp thế giới. Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, nhân công đông, giá rẻ, chế độ phong kiến đang lâm vào tình trạng khủng hoảng => Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Sự phát triển mạnh của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX có tác động như thế nào đến Việt Nam?  

A. Thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam phát triển

B. Thúc đẩy Việt Nam tiến hành cải cách theo con đường tư bản chủ nghĩa

C. Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây

D. Thúc đẩy hoạt động trao đổi buôn bán của châu Âu với Việt Nam

Lời giải

Sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công lớn. Từ đó thúc đẩy các nước phương Tây đẩy mạnh quá trình xâm chiếm thuộc địa trên khắp thế giới. Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, nhân công đông, giá rẻ, chế độ phong kiến đang lâm vào tình trạng khủng hoảng => Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Trong nửa đầu thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã thành lập tổ chức gì?  

A. Công đoàn

B. Nghiệp đoàn

C. Phường hội

D. Đảng cộng sản

Lời giải

Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn. Công đoàn là tổ chức nghề nghiệp của công nhân có nhiệm vụ đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh đòi quyền lợi của mình như tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu” là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào nào?  

A. Khởi nghĩa của công nhân Li-ông (Pháp)

B. Khởi nghĩa của công nhân Sơ-lê-din (Đức)

C. Phong trào Hiến chương

D. Khởi nghĩa của công nhân Pari (Pháp)

Lời giải

Năm 1831, công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa. Tinh thần đấu tranh của họ thể hiện qua khẩu hiệu viết trên lá cờ “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu”

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: “Hình thức đấu tranh của phong trào này là míttinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương giảm giờ làm cho người lao động” (SGK Lịch sử 7 – trang 30) Nôi dung trên là đặc điểm của phong trào đấu tranh nào?  

A. Khởi nghĩ Li-ông (Pháp) (1831)

B. Khởi nghĩ Li-ông (Pháp) (1834)

C. Khởi nghĩa công nhân dệt Sê-lê-din (Đức) (1844)

D. “Phong trào Hiến chương” (Anh) (1836 – 1846)

Lời giải

Míttinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương giảm giờ làm cho người lao động là hình thức đấu tranh của phong trào Hiến chương ở Anh trong những năm 1836-1846

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Tại sao Công xã Pa-ri được đánh giá là nhà nước kiểu mới?  

A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.  

B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.  

C. Công xã xóa bỏ quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.  

D. Công xã đã thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn phí. 

Lời giải

Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới do công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vị quyền lợi của nhân dân. Cụ thể:

+ Nhà thờ tách khỏi trường học.

+ Giao cho Công nhân được làm chủ những xí nghiệp có chủ bỏ trốn.

+ Quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt công nhân

+ Hoãn trả tiền thuê nhà và hoãn trả nợ

+ Quy định giá bán bánh mì

+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn học phí

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Bản chất của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 là  

A. cuộc chiến tranh giải phóng nước Pháp khỏi sự chiếm đóng của quân Đức. 

B. cuộc cách mạng tư sản lần thứ tư ở Pháp.  

C. cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.  

D. cuộc chính biến lật đổ Đế chế III, thiết lập nền Cộng hoà III ở Pháp. 

Lời giải 

Cuộc khởi nghĩa 18-3-1871 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới vì

- Lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản. Thành lập chính quyền của giai cấp vô sản.

- Do giai cấp vô sản lãnh đạo.

- Lực lượng cách mạng là quần chúng nhân dân lao động Pa-ri.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Nhân dân Pari đã thành lập lực lượng nào để đấu tranh chống chống quân Phổ, bảo vệ “Tổ quốc lâm nguy”?

A. Quốc dân quân  

B. Tự vệ  

C. Quân đội cách mạng  

D. Tự vệ và du kích

Lời giải 

Trong bối cảnh “Tổ quốc lâm nguy”, chính phủ tư sản đầu hàng quân Phổ và đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng, nhân dân Pari đã nổi dậy tự vũ trang, thành lập Quốc dân quân để chống lại quân Phổ, bảo vệ tổ quốc

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Anh là một nước  

A. Quân chủ lập hiến  

B. Quân chủ chuyên chế  

C. Cộng hòa tổng thống  

D. Cộng hòa liên bang

Lời giải

Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Anh là một nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Nước nào được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?  

A. Anh  

B. Pháp  

C. Đức  

D. Mĩ

Lời giải

Pháp được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì các Pháp xuất khẩu tư bản ra nước ngoài phần lớn dưới hình thức cho vay lãi nặng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Nhân tố nào đã khiến cho nhịp độ phát triển của nền kinh tế Pháp chậm lại từ cuối thế kỉ XIX?    

A. Hậu quả của chiến tranh Pháp- Phổ.

B. Pháp chỉ lo đầu tư khai thác thuộc địa.    

C. Pháp tập trung cho vay lấy lãi.

D. Kinh tế Pháp phát triển không đều.

Lời giải

Do hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp- Phổ  (1870-1871), nhịp độ phát triển công nghiệp Pháp chậm lại. Công nghiệp Pháp từ hàng thứ 2 thế giới đến cuối thế kỉ XIX tụt xuống hàng thứ 4

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Điểm nào sau đây không chứng tỏ Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới?  

A. Dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác

B. Đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động.  

C. Do giai cấp vô sản lãnh đạo  

D. Đấu tranh để xây dựng một xã hội tư bản công bằng, tốt đẹp hơn

Lời giải

Khác với các đảng xã hội dân chủ ở châu Âu, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng vô sản kiểu mới hoạt động dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác, do giai cấp vô sản lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của nông dân, lật đổ chế độ Nga hoàng, thiết lập chế độ chuyên chính vô sản, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Bản chất của phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là  

A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.  

B. Cách mạng giải phóng dân tộc.  

C. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.  

D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Lời giải

Phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì:

- Giải quyết những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

- Do giai cấp vô sản lãnh đạo với sự tham gia của đông đảo nhân dân lao động.

- Đặt cơ sở cho việc chuyển sang Cách mạng Xã hội chủ nghĩa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Nội dung sau đây phản ánh đúng vai trò của Lê -nin đối với Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga?  

A. Đấu tranh bảo vệ học thuyết Mác  

B. Lãnh đạo phong trào cách mạng Nga 1905 – 1907 thắng lợi  

C. Đẩy mạnh truyền bá lí luận giải phóng dân tộc về Nga  

D. Thông qua chủ trương Nga rút khỏi chiến tranh đế quốc

Lời giải

Vai trò của Lê-nin đối với Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga bao gồm:

- Tham gia sáng lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga

- Đấu tranh bảo vệ học thuyết Mác:

+ Năm 1900, Lê-nin cùng các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân Nga.

+ Lê-nin viết nhiều tác phẩm quan trọng nhằm phê phán sâu sắc những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, đồng thời khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của lực lượng này; nhấn mạnh tầm quan trọng của đấu tranh chính trị trong sự nghiệp giải phóng người lao động.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Năm 1807, nước Mĩ đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực kĩ thuật?  

A. Sáng tạo ra đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.  

B. Đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.  

C. Phát minh ra máy điện tín.  

D. Chế tạo được loại xe lửa có nhiều toa.

Lời giải

Năm 1807, một kĩ sư người Mĩ là Phơn-tơn đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23: Nhà khoa học nào sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và dấu chấm vào giữa thế kỉ XIX?  

A. Xti-phe-xơn.  

B. Phơn-tơn.  

C. Đác-uyn.  

D. Moóc-xơ.

Lời giải

Giữa thế kỉ XIX, một người Mĩ là Moóc – xơ sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và chấm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 24: Nhà bác học Puôc-kin-giơ (Séc) là đã khám phá ra bí mật gì của sinh vật  

A. thuyết vạn vật hấp dẫn  

B. định luật bảo toàn vật chất và năng lượng  

C. sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật  

D. thuyết tiến hoá và di truyền

Lời giải

Năm 1837, nhà bác học Puôc-kin-giơ (Séc) khám phá bí mật sự sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng, đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 25: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Xi-pay là gì?

A. Binh lính Xi-pay bị sĩ quan Anh bạc đãi, khinh rẻ

B. Tín ngưỡng tôn giáo của binh lính Xipay bị xúc phạm

C. Binh lính Xi-pay bị bắt đi đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ

D. Binh lính Xi-pay bị thực dân Anh bắt đi làm bia đỡ đạn trong cuộc chiến tranh với Pháp trên đất Ấn Độ

Lời giải

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Xi-pay là do tín ngưỡng tôn giáo của binh lính Xipay bị xúc phạm nghiêm trọng khi họ phải dùng các đạn pháo có bọc giấy tẩm mỡ bò, mỡ lợn. Muốn bắn loại đạn này, họ phải dùng răng để xé các loại giấy đó, trong khi người lính Xi-pay theo đạo Hindu thì kiêng thịt bò và đạo Hồi thì kiêng thịt lợn

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Thực dân Anh cai trị Ấn Độ dưới hình thức nào?

A. Trực trị

B. Tự trị

C. Gián trị

D. Phụ thuộc

Lời giải

Sau cuộc khởi nghĩa 1857, toàn bộ quyền kiểm soát Ấn Độ đã chuyển từ tay công ty Đông Ấn Anh sang Chính phủ Anh. Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ, đứng đầu là phó vương. Đó là chế độ cai trị trực trị

Đáp án cần chọn là: A

Câu 27: Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đầu thế kỉ XX có điểm gì mới so với thời kì giữa thế kỉ XIX?

A. Lãnh đạo

B. Tính chất

C. Lực lượng tham gia

D. Kẻ thù

Lời giải

Đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ do giai cấp tư sản lãnh đạo thông qua vai trò của Đảng Quốc đại.

Giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đều là các cuộc nổi dậy tự phát của nông dân, công nhân, binh lính

Đáp án cần chọn là: A

Câu 28: Sự kiện nào là mốc mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào Trung Quốc?  

A. Cuộc chiến tranh thuốc phiện của thực dân Anh  

B. Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông  

C. Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Nam Kinh  

D. Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Tân Sửu

Lời giải

Trong những năm 1840-1842, thực dân Anh tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc của chủ nghĩa thực dân phương Tây

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Phong trào Nghĩa Hoà đoàn ở Trung Quốc là phong trào đấu tranh của lực lượng nào?  

A. giai cấp tư sản.  

B. giai cấp nông dân.  

C. giai cấp công nhân.  

D. giai cấp tiểu tư sản.

Lời giải

Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, một phong trào nông dân chống đế quốc bùng nổ ở miền Bắc Trung Quốc, đó là phong trào Nghĩa Hòa đoàn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30: Sự kiện nào đánh dấu cách mạng Tân Hợi trên thực tế đã kết thúc?  

A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.  

B. Tôn Trung Sơn từ chức Đại tổng thống, Viên Thế Khải lên thay.  

C. Khởi nghĩa Vũ Xương bị thất bại.  

D. Triều đình Mãn Thanh câu kết với đế quốc đàn áp cách mạng.

Lời giải

Ngày 29-12-1911, một chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời. Tuy nhiên, những người lãnh đạo không kiên quyết lại vội vã thương lượng, đưa Viêm Thế Khải – vốn là một đại thần của nhà Thanh lên thay Tôn Trung Sơn (2-1912) làm Tổng thống. Cách mạng coi như chấm dứt.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 31: Tử nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đứng trước thách thức lịch sử lớn nhất là gì?  

A. Nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược, biến thành thuộc địa  

B. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu  

C. Mâu thuẫn trong nước gay gắt làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống triều đình phong kiến  

D. Tiềm lực quân sự, quốc phòng yếu kém đòi hỏi nguồn vốn lớn để hiện đại hóa

Lời giải

Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốC. Nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguyên liệu, nhân công giá rẻ đã thúc đẩy các nước đế quốc nhanh chóng tiến hành xâm lược khu vực Đông Nam Á. Nguy cơ bị xâm lược, mất đi nền độc lập là thách thức lớn nhất đặt ra cho các nước Đông Nam Á tại thời điểm đó.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 32: Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?  

A. Nổ ra ngay khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược  

B. Diễn ra liên tục, quyết liệt nhưng đều thất bại  

C. Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội  

D. Một số nước đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược chủ nghĩa thực dân

Lời giải

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á đã nổ ra ngay sau khi thực dân phương Tây xâm lược một cách mạnh mẽ, liên tục với một tinh thần anh dũng và lực lượng quần chúng nhân dân (chủ yếu là công nhân và nông dân) tham gia đông đảo.

- Các phong trào đều thất bại vì chưa có đường lối cứu nước đúng đắn.

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án cần chọn là: D

Câu 33: Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp?  

A. Xiêm nằm ở vị trí tiếp giáp giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp ở Đông Nam Á 

B. Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng  

C. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp 

D. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Mã Lai và Miến Điện của Anh

Lời giải

Xiêm là nước nằm ở vị trí tiếp giáp giữa khu vực thuộc địa của Anh (Miến Điện) và Pháp (Đông Nam Á) ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, Anh, Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp. Chính phủ Anh tán thành đề nghị của Pháp. Nước Xiêm có cơ may thoát khỏi cuộc xâm lược trực tiếp của chủ nghĩa thực dân

Đáp án cần chọn là: A

Câu 34: Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu- Mĩ đã có động thái gì đối với Nhật Bản?  

A. Xâm chiếm Nhật Bản làm thuộc địa  

B. Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật  

C. Tiến hành xâu xé Trung Quốc  

D. Can thiệp vào Nhật Bản, đòi “mở cửa”

Lời giải

Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây (Mĩ, Anh, Pháp, …) ngày càng tăng cường can thiệp vào Nhật Bản, đòi mở cửa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 35: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, chính quyền Nhật Bản đã có chủ trương gì?  

A. Duy trì nền quân chủ chuyên chế.  

B. Tiến hành những cải cách tiến bộ.  

C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.  

D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.

Lời giải

Để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, sau khi lật đổ chế độ Mạc phủ, nắm lại thực quyền, tháng 1-1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt những cải cách tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, quân sự

Đáp án cần chọn là: B

Câu 36: Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở đầu thế kỉ XX  là

A. Gây chiến tranh với các nước tư bản phương Tây 

B. Đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng    

C. Đẩy mạnh xâm lược các quốc gia ở xung quanh

D. Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản để thu lợi nhuận

Lời giải

Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng như tiến hành cuộc chiến tranh Nga- Nhật, xâm lược Trung Quốc

Đáp án cần chọn là: B

Câu 37: Chiến tranh thế giới thứ nhất không mang tính chất nào sau đây?

A. Đế quốc  

B. Xâm lược 

C. Phi nghĩa  

D. Phi nghĩa đối với phe Liên minh, chính nghĩa với phe Hiệp ước

Lời giải 

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là cuộc chiến tranh diễn ra giữa các nước đế quốc để tranh giành, phân chia lại hệ thống thuộc địa trên thế giới. Do đó nó mang tính chất đế quốc, xâm lược, phi nghĩa

Đáp án cần chọn là: D

Câu 38: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

A. Mâu thuẫn về vấn đề thị trường và thuộc địa  

B. Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản  

C. Thái độ hung hăng của Đức và sự dung dưỡng của Anh, Pháp  

D. Thái tử Xéc-bi bị ám sát

Lời giải 

Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp) mặc dù nền kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" (Đức, Mĩ, Nhật Bản) lại có nền kinh tế nhanh phát triển, nhưng có ít thuộc địa. Đây chính là nguồn gốc, nguyên nhân sâu sa khiến cho mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt và dẫn tới sự bùng nổ của chiến tranh

Đáp án cần chọn là: B

Câu 39: Sự kiện nào diễn ra trong chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động tích cực đến cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam?

A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công  

B. Mĩ chính thức tham chiến  

C. Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện  

D. Nước Pháp tham chiến

Lời giải 

Sự bùng nổ và thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã có tác động tích cực đến phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Nó mở ra một con đường cứu nước mới cho Việt Nam. Vì cách mạng tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản mà còn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vì nó đã giải phóng các dân tộc thuộc địa khỏi ách thống trị của đế quốc Nga

Đáp án cần chọn là: A

Câu 40: Quốc gia nào ở châu Á đã tiến hành cải cách thành công và gia nhập hàng ngũ đế quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

A. Xiêm  

B. Trung Quốc  

C. Nhật Bản  

D. Ấn Độ

Lời giải 

Nhật Bản là quốc gia ở khu vực châu Á tiến hành cải cách thành công thông qua cuộc Duy tân Minh Trị từ năm 1868. Đến cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp, gia nhập hàng ngũ các nước đế quốc

Đáp án cần chọn là: C

Câu 41: Cuộc cách mạng tư sản trong thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức nội chiến là

A. Cách mạng Hà Lan

B. Cách mạng tư sản Anh

C. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

D. Cách mạng tư sản Pháp

Lời giải 

Cuộc cách mạng tư sản trong thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức nội chiến là cuộc cách mạng tư sản Anh giữa liên minh quý tộc mới và giai cấp tư sản với triều đình phong kiến Anh

Đáp án cần chọn là: B

Câu 42: Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới?

A. Anh  

B. Pháp  

C. Đức  

D. Mĩ

Lời giải 

Anh là nước có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới. Diện tích thuộc địa của Anh rộng tới 33 triệu km2 với 400 triệu người, bằng ¼ diện tích và dân số thế giới, gấp 12 lần thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp. Vì vậy Anh thường được gọi là đế quốc thực dân hoặc đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn”

Đáp án cần chọn là: A

Câu 43: Đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là một cuộc cách mạng

A. vô sản  

B. giải phóng dân tộc  

C. dân chủ tư sản kiểu mới  

D. xã hội chủ nghĩa

Lời giải

Đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 mang tính chất của một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.Vì nó đã giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga khỏi ách thống trị của Nga hoàng, mang lại cho họ quyền tự quyết có thể liên hiệp hoặc phân lập

Đáp án cần chọn là: B

Câu 44: Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng Nga 1905-1907 với cách mạng tháng Hai 1917 là

A. Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa  

B. Do công- nông- binh lãnh đạo  

C. Đều đòi Nga hoàng thực hiện khẩu hiệu hòa bình- ruộng đất- bánh mì  

D. Đều là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

Lời giải 

Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới là một cuộc cách mạng thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ tư sản nhưng do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Cách mạng Nga 1905-1907 và cách mạng tháng Hai đều là những cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì: đều do giai cấp vô sản - đại diện là Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo nhằm lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền cộng hòa và có xu hướng phát triển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa

Đáp án cần chọn là: D

Câu 45: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam?

A. Mở ra một con đường giải phóng mới cho dân tộc Việt Nam  

B. Tạo điều kiện cho sự ra đời của Đảng cộng sản ở Việt Nam  

C. Giải quyết thành công cuộc khủng hoảng  

D. Khẳng định con đường độc lập dân tộc gắn với CNXH ở Việt Nam

Lời giải

- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc khi nó đã giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga khỏi ách thống trị của Nga hoàng.

- Việt Nam đầu thế kỉ XX đang lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối khi con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, dân chủ tư sản đều không thành công. Yêu cầu lịch sử đặt ra là phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới. Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một khả năng mới, một con đường mới - con đường cách mạng vô sản cho việc giải quyết sự bế tắc của bài toán độc lập tự do ở Việt Nam

Đáp án cần chọn là: A

Câu 46: Liên Xô đề ra và thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

A. Nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn  

B. Nước Nga Xô viết đã hoàn thành cải cách ruộng đất  

C. Nước Nga bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế  

D. Nước Nga Xô viết bước vào thời kì ổn định về kinh tế, chính trị

Lời giải 

Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi. Trong bối cảnh đó, tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga đã quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 47: Ai là người đề xướng Chính sách kinh tế mới (NEP) được thực hiện ở nước Nga Xô Viết trong những năm 1921-1925?

A. Lê-nin  

B. Xta-lin  

C. Khơ-rút-sốp  

D. Brê-giơ-nhép

Lời giải 

Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng đã được Đảng Bôn-sê-vích thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ X nhằm khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 48: Cuối tháng 12-1922, ở nước Nga Xô Viết diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Liên bang cộng hòa Xô viết được thành lập  

B. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai  

C. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết được thành lập  

D. Đại hội lần thứ hai các Xô viết toàn liên bang

Lời giải 

Tại đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn liên bang, diễn ra cuối tháng 12-1922, đã tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô), gồm 4 nước Cộng hòa Xô viết đầu tiên là Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xia và Ngoại Cáp-ca-dơ.

Đáp án cần chọn là: C

icon-date
Xuất bản : 30/11/2021 - Cập nhật : 30/11/2021

Tham khảo các bài học khác