logo

Trắc nghiệm Lịch sử 5 Bài 2: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước


I, Trắc nghiệm

1. Em hiểu như thế nào về hai từ “canh tân”?

            a. Từ bỏ những cách làm cũ, lạc hậu.

            b. Thực hiện cách làm mới để đạt được ý phát triển tốt hơn.

            c.  Cả hai ý trên đều đúng.

2. Ai là người đã đứng ra chủ trương canh tân đất nước?

     a. Phạm Phú Thứ .

     b. Nguyễn Trường Tộ.

     c. Nguyễn Lộ Trạch.

3. Nêu những đề nghị cách tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?

     a. Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước, thông thương với thế giới.

     b. Thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, mở trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc ……

     c. Cả hai ý trên đều đúng.

4. Vì sao vua Tự Đức không thực hiện đề nghị của Nguyễn Trường Tộ?

     a. Vua cho rằng những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia.

     b. Vì vua Tự Đức chưa hiểu biết tình hình các nước trên thế giới.

     c. Cả hai ý trên đều đúng


II. Kiến thức trọng tâm

Trắc nghiệm Lịch sử 5 Bài 2: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước

     - Nguyễn Trường Tộ quê ở Nghệ An. Thuở nhỏ ông thông minh hơn người, được nhân dân gọi là “Trạng tộ”.

     - Về nước, Nguyễn Trường Tộ trình lên vua Tự Đức nhiều bản điều Trần với mong muốn làm đất nước giàu mạnh.

     - Ông dâng lên vua nhiều bản điều trần đề nghị canh tân đất nước, Nguyễn Trường Tộ mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh, tiến kịp các nước phát triển khác.

     - Những đề nghị canh tân đất nước đó là:

     - Mở rộng quan hệ ngoại giao

     - Thuê chuyên gia nước ngoài

     - Mở trường

     - Xây dựng quân đội.

     - Trong những đề nghị đổi mới đó, đổi mới về kinh tế là hàng đầu.

     - Lúc bấy giờ, triều đình nhà Nguyễn chia làm 2 phe: Phe ủng hộ đổi mới và phe bảo thủ không ủng hộ đổi mới.

     - Vua Tự Đức theo phe bảo thủ, không muốn có sự thay đổi. Vua Tự Đức cho rằng những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi.

     - Triều đình nhà Nguyễn không chấp nhận canh tân đất nước => Đất nước ngày càng lạc hậu, trì trệ cuối cùng suy yếu rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp gần một thế kỉ (1858-1945).

     - Tuy không cầm vũ khí đứng lên chống Pháp nhưng thông qua những đề nghị canh tân đất nước, cũng thấy ông là một người có lòng yêu nước thiết tha, mong muốn dân giàu, nước mạnh.

     - Ý nghĩa: Những đề nghị đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ chứng tỏ ông là người hiểu biết sâu rộng, có lòng yêu nước thiết tha, mong muốn dân giàu, nước mạnh.

icon-date
Xuất bản : 19/08/2021 - Cập nhật : 23/08/2021