logo

Trắc nghiệm Lịch sử 4 Bài 3: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc


A. Kiến thức trọng tâm

Trắc nghiệm Lịch sử 4 Bài 3: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc (có đáp án)

1. Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta

     - Chia nước ta thành quận, huyện do chính người Hán cai quản

     - Bắt nhân dân lên rừng, xuống biển tìm sản vật quý công nạp cho chúng.

     - Chúng đưa người Hán sang ở chung với ta và bắt nhân dân ta phải theo phong tục người Hán, học chữ Hán

=> Nhân dân không chịu cảnh làm nô tì, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh quân xâm lược.

CH: Dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, cuộc sống của nhân dân ta cực nhục như thế nào?

Trả lời:

     - Dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, cuộc sống của nhân dân ta vô cùng cực nhục.

     - Chúng hành hạ nhân dân, bắt nhân dân lên rừng săn voi, tê giác, chim quỳ, xuống biền mò ngọc trai, san hô về cống nạp cho chúng. Ngoài ra còn đưa người Hán sang sống chung với dân ta, bắt dân ta phải học chữ Hán, thực hiện các phong tục người Hán… để đồng hóa nhân dân ta.

2. Các cuộc phong kiến chống ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc

Thời gian

Các cuộc khởi nghĩa

Năm 40

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Năm 248

Khởi nghĩa Bà Triệu

Năm 542

Khởi nghĩa Lí Bí

Năm 550

Khởi nghãi Triệu Quang Phục

Năm 722

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

Năm 766

Khởi nghĩa Phùng Hưng

Năm 905

Khởi nghĩa khúc Thừa Dụ

Năm 931

Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ

Năm 938

Khởi nghĩa Bạch Đằng


B. Trắc nghiệm

1. Để cai trị nhân dân ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì?

A. Bắt dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để nộp cho chúng.

B. Đưa người Hán sang ở với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục Hán, học chữ Hán.

C. Chia Âu Lạc thành các quận huyện do chính quyền người Hán cai quản.

D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

2. Trước sự thống trị của các triều đại phương Bắc, dân ta phản ứng ra sao?

A. Không chịu khuất phục, nổi dậy đấu tranh.   

C. Chưa chịu khất phục, nhưng lo sợ thế lực của chúng.

B. Chịu khuất phục, đem đồ cống nạp cho chúng.         

D. Giữ được các phong tục truyền thống vốn có.

3. Chiến thắng vang dội nhất của nhân dân ta trước các triều đại phương Bắc là:

A. Chiến thắng của Hai Bà Trưng.                               

C. Chiến thắng Lí Bí.

B. Chiến thắng Bạch Đằng.                               

D. Chiến thắng chống quân xâm lược Tống.

4. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.

a. Khởi nghĩa Bà Triệu.                                      1. Năm 776

b. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.                           2. Năm 905

c. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ.                      3. Năm 248

d. Khởi Nghĩa của Phùng Hưng.                        4. Năm 722

*5. Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh chính sách áp bức, bốc lột của các triều đại PKPB đối với nước ta:

   Nước Âu Lạc bị chia thành ………., …………. Do chính quyền người Hán cai quản. Bọn quan lại đô hộ bắt dân ta lên rừng …………….., tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, ……………………………………., bắt đồi mồi, khai thác săn hô để………………………………… Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với ……………., bắt dân ta theo …………… của người Hán, …………..Hán, sống theo ……………… của người Hán.

6. Chính sách đưa người Hán ở lẫn với dân ta, bắt dân ta học chữ Hán, theo phong tục người Hán,.. còn gọi là chính sách gì?

A. Đồng hóa.           

B. Áp bức, bốc lột              

C. Biến dân ta thành dân hán                  

D. Đáp án khác

7. Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung bài học:

  Nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ…………………. Trong thời gian đó, mặc dù bị………..,bóc lột nặng nề, nhân dân ta vẫn không chịu khuất phục, không ngừng nổi dậy ………... Bằng chiến thắng ……………vang dội, nhân dân ta đã giành lại được ………… hoàn toàn .

8. Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung bài học:

Không chịu khuất phục, nhân dân ta vẫn ………… được các phong tục truyền thống  vốn có như ………, …, mở các lễ hội ………. Với những trò đua thuyền, đánh vật và ………………. Đồng thời dân ta cũng biết ……… nghề làm giấy, làm đồ thủy tinh, làm đồ …………. Bằng vàng, bạc v.v… của ……………….

icon-date
Xuất bản : 08/08/2021 - Cập nhật : 09/08/2021