logo

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 học kì 1 có đáp án (Phần 2)

Câu 1: Quốc gia đầu tiên nào dùng áp lực quân sự buộc Nhật Bản phải mở cửa?

A.   Anh 

B.    Pháp 

C.    Mĩ 

D.   Đức

Đáp án:

Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ đã dùng áp lực quân sự buộc Nhật Bản phải mở cửa. Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước bất bình đẳng. Theo đó, Nhật Bản phải mở 2 cửa biển là Si-mô-đa và Ha-kô-đa- tê cho người Mĩ ra vào buôn bán

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Ngoài Mĩ, còn những nước đế quốc nào bắt Nhật kí hiệp ước bất bình đẳng?

A.   Anh, Pháp, Nga, Hà Lan.   

B.    Anh, Pháp, Đức, Áo.

C.    Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.                   

D.   Anh, Pháp, Nga, Đức.

Đáp án:

Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước, theo đó, Nhật Bản mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ vào buôn bán. Các nức Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đua nhau ép Nhật Bản kí những hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nề

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng chính sách hay biện pháp gì để ép Nhật Bản phải “ mở cửa”?

A.   Đàm phán ngoại giao         

B.    Áp lực quân sự

C.    Tấn công xâm lược

D.   Phá hoại kinh tế

Đáp án:

Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm nào bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản?

A.   Nông nghiệp lạc hậu.

B.    Thương mại hàng hóa.

C.    Công nghiêp phát triển.

D.   Sản xuất quy mô lớn.

Đáp án:

Từ đầu thế kỉ XIX, kinh tế Nhật Bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Tình trạng mất mùa, đói kém xảy ta liên tiếp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. Tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng bạo lực cách mạng

B. Ôn hòa, đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách

C. Bạo động, lật đổ chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ

D. Hợp tác với chính phủ thực dân để đàn áp quần chúng

Đáp án:

Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp ôn hòa để đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực. Giai cấp tư sản Ấn Độ chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục, xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Trong đấu tranh, Đảng Quốc đại đã đưa ra yêu cầu gì đối với chính phủ thực dân Anh?

A. Được tham gia bộ máy chính quyền, tự do phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.

B. Được điều hành các hội đồng trị sự, tham gia phát triển công nghệ, tiến hành một số cải cách giáo dục, xã hội

C. Được nắm chính quyền, phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.

D. Được tham gia các hội đồng trị sự, được giúp đỡ để phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.

Đáp án:

Trong 20 năm đầu (1885 - 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp ôn hòa để đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực.Giai cấp tư sản Ấn Độ chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục, xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Sau một thời gian hoạt động, Đảng quốc đại có sự phân hóa thành các nhóm phái nào?

A. Phái ôn hòa và phái bạo lực

B. Phái ôn hòa và phái dân chủ

C. Phái ôn hòa và phái cực đoan

D. Phái dân chủ và phái cấp tiến

Đáp án:

Thất vọng trước thái độ thỏa hiệp của Đảng Quốc đại và chính sách hai mặt của chính quyền Anh, trong nội bộ Đảng hình thành một phái dân chủ cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu, thường được gọi là phái “cực đoan”. Phái này phản đối thái độ thỏa hiệp của phái “ôn hòa” và đòi hỏi phải có thái độ kiên quyết chống Anh

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Đảng Quốc đại bị chia rẽ thành hai phái vì

A. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh

B. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh

C. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh

D. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh

Đáp án:

Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái: ôn hòa và phái cực đoan (kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc (1898) phát triển chủ yếu trong lực lượng nào?

A. Đông đảo nhân dân

B. Tầng lớp công nhân vừa mới ra đời

C. Giai cấp địa chủ phong kiến

D. Tầng lớp quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiên tiến

Đáp án:

Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất (1898) do hai nhà nho yêu nước Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo với sự đồng tình ủng hộ của vua Quang Tự. Phong trào phát triển chủ yếu trong các tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng tiên tiến mà không dựa vào nhân dân. Đây chính là hạn chế và là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của cuộc vận động

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX là

A. Chống triều đình phong kiến Mãn Thanh

B. Chống sự xâm lược của các nước đế quốc

C. Chống lại Từ Hi Thái Hậu vì ra lệnh bắt vua Quang Tự

D. Chống lại các thế lực phong kiến cát cứ ở Trung Quốc

Đáp án:

Gần như đồng thời với phong trào Duy tân, một cuộc khởi nghĩa vũ trang nông dân chống đế quốc đã diễn ra ở Bắc Trung Quốc đó là Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Địa bàn bùng nổ phong trào Nghĩa Hòa đoàn ở Trung Quốc?

A. Sơn Tây.

B. Sơn Đông.

C. Trực Lệ.

D. Bắc Kinh

Đáp án:

Phong trào Nghĩa Hòa đoàn bùng nổ ở Sơn Đông.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Sự kiện nào đã châm ngòi cho sự bùng nổ của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911)?

A. Khởi nghĩa vũ trang ở Vũ Xương (10-10-1911)

B. Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức (2-1912)

C. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh (29-12-1911)

D. Sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt của triều đình Mãn Thanh (9-5-1911)

Đáp án:

Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc. Sự kiện này đã gây nên một làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng nhân dân và trong tầng lớp tư sản, châm ngòi cho một cuộc cách mạng – Cách mạng Tân Hợi (1911)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Sau cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898), Philipin đã trở thành thuộc địa của đế quốc nào?

A.   Mĩ 

B.    Tây Ban Nha 

C.    Anh 

D.   Pháp

Đáp án:

Từ giữa thế kỉ XVI, Philippin đã bị thực dân Tây Ban Nha thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898), Mĩ đã gạt bỏ được ảnh hưởng của Tây Ban Nha, hoàn thành quá trình xâm lược, biến Philippin thành thuộc địa của mình ở khu vực Đông Nam Á

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của nước thực dân nào?

A.   Thực dân Anh 

B.    Thực dân Pháp 

C.    Thực dân Hà Lan 

D.   Thực dân Tây Ban Nha

Đáp án:

Từ nửa sau thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Đến cuối thế kỉ XIX, quá trình này đã được hoàn thành. Liên bang Đông Dương thuộc Pháp được thành lập

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Những nước nào ở Đông Nam Á bị thực dân Pháp xâm lược?

A.   Việt Nam, Lào ,Cam-pu-chia.       

B.    Việt Nam, Lào, Miến Điện.

C.    Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan.          

D.   Việt Nam, Phi-lip-pin, Lào.

Đáp án:

Ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đã bị sáp nhập vào lãnh thổ Ấn Độ thuộc Anh?

A.   Ma-lai-xi-a 

B.    Xin-ga-po 

C.    Miến Điện 

D.   Campuchia

Đáp án:

Năm 1885, thực dân Anh đã hoàn thành quá trình thôn tính Miến Điện và sáp nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Năm 1882 ở Ai Cập đã diễn ra sự kiện quan trọng gì?

A.   Đức độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê 

B.    Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê 

C.    Pháp độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê 

D.   Bồ Đào Nha độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê

Đáp án:

Sau cuộc cạnh tranh quyết liệt với Pháp, năm 1882, Anh đã độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Tổ chức chính trị “Ai Cập trẻ” đã đề ra những cải cách mang tính chất gì?

A.   Vô sản 

B.    Dân tộc 

C.    Tư sản  

D.   Dân chủ

Đáp án:

Năm 1879, một số trí thức và sĩ quan yêu nước đã thành lập tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ”, đề ra những cải cách mang tính chất tư sản. Các nước đế quốc phải can thiệp mạnh mới ngăn chặn được cuộc đấu tranh này

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ” được thành lập, đã

A.   Kêu gọi đối phó với các thế lực thù địch

B.    Chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa vũ trang

C.    Tập hợp, tổ chức những thanh niên yêu nước

D.   Đề ra những cải cách mang tính chất tư sản

Đáp án:

Ở Ai Cập, năm 1879 một số trí thức và sĩ quan yêu nước đã thành lập tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ”, đề ra những cải cách mang tính chất tư sản, do Đại tá Át-mét A-ra-bi lãnh đạo.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Hai quốc gia nào có nhiều thuộc địa nhất ở khu vực châu Phi?

A.   Anh, Pháp 

B.    Anh, Đức  

C. Pháp, Bồ Đào Nha  

D. Bồ Đào Nha, Đức

Đáp án:

Hai quốc gia có nhiều thuộc địa nhất ở khu vực châu Phi là Anh, Pháp. Trong đó

- Anh đứng hàng đầu khi chiếm được Ai Cập, Nam Phi, Tây Ni-giê-ri-a, Bờ Biển Vàng, Gam-bi-a, Kê-ni-a, Uganđa, Xô-ma-li, Đông Xu-đăng và một phần Đông Phi

- Pháp đứng hàng thứ hai trong việc xâm chiếm thuộc địa ở châu Phi bao gồm một phần Tây Phi, miền Xích đạo châu Phi, Ma-đa-ga-xca, một phần Xô-ma-li, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Phe hiệp ước bao gồm những nước nào?

A.   Anh, Pháp, Đức 

B.    Anh, Pháp, Nga 

C.    Mĩ, Đức, Nga 

D.   Anh, Pháp, Mĩ

Đáp án:

Để đối phó với hành động của phe Liên minh, Anh, Pháp và Nga tuy có tranh chấp về thuộc địa nhưng phải nhân nhượng lẫn nhau, kí những bản hiệp ước tay đôi: Pháp- Nga (1890), Anh- Pháp (1904) và Anh- Nga (1907) ⇒ hình thành phe Hiệp ước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22: Các nước Anh, Pháp, Nga là những nước nằm trong phe nào?

A.   phe Hiệp ước

B.    phe Đồng minh           

C.    phe Liên minh           

D.   phe Trục

Đáp án:

Để đối phó với hành động của phe Liên minh, Anh, Pháp và Nga tuy có tranh chấp về thuộc địa nhưng phải nhân nhượng lẫn nhau, kí những bản hiệp ước tay đôi: Pháp - Nga (1890), Anh - Pháp (1904) và Anh - Nga (1907) ⇒ hình thành phe Hiệp ước.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Sự kiện nào được coi là duyên cớ trực tiếp dẫn tới cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

A.   Đức tấn công Ba Lan 

B.    Áo- Hung tuyên chiến với Xéc-bi 

C.    Anh tuyên chiến với Đức 

D.   Thái tử Áo - Hung bị ám sát

Đáp án:

Ngày 28-6-1914, thái tử Áo- Hung bị một phần tử Xéc-bi (đồng minh của Anh) ám sát tại Bô-xni- a. Sự kiện này chính là duyên cớ trực tiếp châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 24: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

A.   Sự hung hãn của Đức

B.    Thái tử Áo - Hung bị ám sát

C.    Mâu thuẫn Anh - Pháp      

D.   Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa

Đáp án:

Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. Giới quân phiệt Đức, Áo chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh.

⇒ Sự kiện thái tử Áo - Hung bị ám sát là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Các tác phẩm của Mô-li-e tập trung đi sâu phản ánh chủ đề gì?

A.   Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của nước Pháp 

B.    Lòng yêu quê hương, đất nước sâu sắc của tác giả 

C.    Khát vọng công bằng, cuộc sống tốt đẹp của con người 

D.   Phê phán chế độ phong kiến Pháp

Đáp án:

Mô-li-e (1622 – 1673) là tác gia nổi tiếng của nền hài kịch cổ điển Pháp; các tác phẩm của ông thể hiện khát vọng công bằng, cuộc sống tốt đẹp của loài người

Đáp án cần chọn là: C

Câu 26: Đâu là nhà soạn nhạc nổi tiếng người Áo thời cận đại?

A.   Mô-da 

B.    Bet-tô-ven 

C.    Trai-xcốp-ki 

D.   Sô-panh

Đáp án:

Mô-da (1756-1791) nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo – người có những cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng. Trong cuộc đời 35 năm ngắn ngủi của mình, Mô-da đã viết một số lượng tác phẩm khổng lồ, 626 tác phẩm bao gồm: 41 giao hưởng, 23 nhạc kịch, 25 bản concerto cho piano, 7 concerto cho violon, 17 sonata cho piano, 42 sonata violon, 15 mexa, hàng trăm bản nhạc thính phòng và ca khúc, trong đó có các tác phẩm nổi tiếng như: sonata Piano A dur, concertos Piano d moll, bản giao hưởng số 39, 40, 41. Từ những tác phẩm nhỏ nhất (những khúc thanh nhạc) tới những thể loại có hình thức cấu trúc lớn (concerto, giao hưởng, nhạc kịch); ở mỗi thể loại, Mô-da đã đưa âm nhạc cổ điển lên đến mẫu mực và sau này trở thành những nguyên tắc kinh điển trong âm nhạc cổ điển mà các nhạc sỹ thời kỳ sau luôn kế thừa và trân trọng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 27: Họa sĩ người Hà Lan danh tiếng với nghệ thuật vẽ tranh chân dung, tranh phong cảnh thế kỉ XVII là

A.   Van Gốc                        

B.    Phu-gia-ta.                  

C.    Pi-cát-xô                        

D.   Rem - bran.

Đáp án:

Rem-bran (1606 - 1669) là họa sĩ, nhà đồ họa người Hà Lan nổi tiếng thế kỉ XVII về tranh chân dung, tranh phong cảnh với nhiều chất liệu sơn dầu, khắc kim loại,…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28: Ai là người đứng đầu nhóm Bách khoa toàn thư trong lĩnh vực tư tưởng thời kì cận đại?

A.   Mê-li-ê 

B.    Rút-xô 

C.    Vôn-te 

D.   Đi-đơ-rô 

Đáp án:

Đi-đơ-rô là nhà triết học duy vật Pháp, người sáng lập ra Bách khoa toàn thư, ông là người đại diện chủ nghĩa vô thần Pháp thế kỉ XVII. Ông bị giáo hội bắt giam vì tội truyền bá tư tưởng vô thần và duy vật. Sau khi ra tù, ông sáng lập và chủ biên bộ sách Bách khoa toàn thư với 35 tập lần lượt ra đời từ 1751-1780. Đi-đơ-rô chú trọng phê phán tôn giáo không tương thích với thế giới khoa học, ông phủ nhận đạo đức tôn giáo, chứng minh tính không nhất quán trong Ba ngôi một thể và sự mơ hồ của Đức Tin vào mầu nhiệm và phép lạ. Ông cho rằng không có bằng chứng nào về sự có mặt của Chúa Giê-su. Phê phán thái độ của các giáo hội, ông kêu gọi xóa bỏ sự khống chế của việc truyền bá giáo lí và các giáo điều cổ hủ. Tuy nhiên, tư tưởng của ông lại chịu hạn chế của thời đại, ông coi tôn giáo tác phẩm của sự sợ hãi, ngu dốt; ông cho rằng giáo dục, nâng cao dân trí là mọi người sẽ đi đến chỗ xóa bỏ mọi ngu si, dốt nát; cần thiết phải đưa tôn giáo ra khỏi công việc của nhà nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 29: Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản là

A.   Lật đổ nền thống trị của giai cấp phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền 

B.    Thiết lập chế độ Tư bản chủ nghĩa trên toàn thế giới 

C.    Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển 

D.   Vô sản hóa một bộ phận giai cấp nông dân

Đáp án:

Mâu thuẫn giữa giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa là nguyên nhân sâu xa, đồng thời là mục tiêu chung mà tất cả các cuộc cách mạng tư sản hướng tới giải quyết. Thắng lợi của cách mạng tư sản ở mức độ khác nhau sẽ mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Đáp án cần chọn là: C

Câu 30: Nguyên nhân sâu xa, chung nhất dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là gì?

A.   Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động.

B.    Những chính sách kìm hãm phát triển kinh tế của chính phủ Anh.

C.    Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc.

D.   Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ phong kiến ngày càng sâu sắc.

Đáp án:

- Đáp án A. Nguyên nhân sâu xa của cách mạng tư sản Anh.

- Đáp án B. Nguyên nhân sâu xa bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập của của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Đáp án C. Nguyên nhân sâu xa của cách mạng Pháp.

- Đán án D. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ phong kiến ngày càng sâu sắc chính là nguyên nhân sâu xa, chung nhất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 31: Đâu là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau ở đầu thế kỉ XX?

A.   Sự phát triển của phong trào công nhân 

B.    Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc 

C.    Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) 

D.   Sự cạnh tranh giữa các tập đoàn tư bản độc quyền

Đáp án:

Khi chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa đã khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nảy sinh và ngày càng phát triển. Biểu hiện rõ ràng nhất của mâu thuẫn đó chính là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) diễn ra giữa hai phe Liên minh và hiệp ước nhằm cướp đoạt, phân chia lại hệ thống thuộc địa trên thế giới

Đáp án cần chọn là: C

Câu 32: Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống lại giới chủ là

A.   Đập phá máy móc  

B.    Bãi công 

C.    Thành lập các tổ chức công đoàn 

D.   Khởi nghĩa vũ trang

Đáp án:

Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống lại giới chủ là đập phá máy móc. Do trình độ nhận thức còn hạn chế nên công nhân lầm tưởng nguyên nhân gây ra nỗi khổ cho họ là máy móc

Đáp án cần chọn là: A

Câu 33: Sau Cách mạng tháng Hai (1917), ở Nga đã xuất hiện hiện tượng gì đặc biệt?

A.   Chính quyền phong kiến và tư sản 

B.    Chính phủ tư sản và công nhân 

C.    Chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính 

D.   Chính quyền công nhân và nông dân

Đáp án:

Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai thắng lợi. Tuy nhiên một tình hình chính trị chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga. Đó là tính trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu cho công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 34: Với thắng lợi của Cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga trở thành nước

A.   Cộng hòa.

B.    Quân chủ.

C.    Quân chủ lập hiến.

D.   Xã hội chủ nghĩa.

Đáp án:

Với thắng lợi của cách mạng tháng Hai năm 1917, chính quyền Nga hoàng bị lật đổ, nước Nga đã trở thành một nước cộng hòa với hai chính quyền cùng tồn tại là Xô viết đại biểu công- nông- binh và chính phủ tư sản lâm thời

Đáp án cần chọn là: A

Câu 35: Một cục diện chính trị đặc biệt đã diễn ra sau khi Nga Hoàng bị lật đổ là

A.   hình thành 2 chính quyền song song của tư sản và của công nông.

B.    chính quyền liên hợp được thành lập.

C.    chính quyền phong kiến vẫn còn tồn tại.

D.   giai cấp tư sản và vô sản cùng nắm chính quyền.

Đáp án:

Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai thắng lợi Tuy nhiên lại xuất hiện tình trạng phức tạp chưa từng có diễn ra tại nước Nga. đó là tính trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lẫm thời Xô viết và Xô viết đại biểu cho công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài được.

⇒ Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có diễn ra ở nước Nga vì tồn tại hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập cùng tồn tại.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 36: Tác phẩm nào đã vạch ra đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga năm 1917?

A.   Luận cương tháng Hai 

B.    Luận cương tháng Tư  

C.    Luận cương tháng Mười 

D.   Nhiệm vụ của giai cấp vô sản

Đáp án:

Tháng 4-1917, Lê-nin trình bày trước Trung ương Đảng Bôn-sê-vích bản cáo “Nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện này” - Luận cương tháng Tư, chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa

Đáp án cần chọn là: B

Câu 37: Từ việc quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy của tư sản trong chính sách cộng sản thời chiến, đến Chính sách kinh tế mới được thay đổi như thế nào?

A.   Trả hết toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp cho giai cấp tư sản. 

B.    Cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) 

C.    Khuyến khích tư bản nước ngoài vào xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong nước. 

D.   Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp do giai cấp vô sản quản lí

Đáp án:

Trong nội dung của chính sách kinh tế mới về công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của nhà nước; khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 38: Ai là “cha đẻ” của Chính sách kinh tế mới (NEP) được thực hiện ở nước Nga Xô Viết trong những năm 1921-1925?

A.   Lê-nin 

B.    Xta-lin 

C.    Khơ-rút-sốp 

D.   Brê-giơ-nhép

Đáp án:

Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng đã được Đảng Bôn-sê-vích thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ X nhằm khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 39: "NEP" là cụm từ viết tắt của?

A.   Chính sách kinh tế mới.

B.    Chính sách cộng sản thời chiến.

C.    Sắc lệnh hòa bình.

D.   Sắc lệnh ruộng đất.

Đáp án:

"NEP" là cụm từ viết tắt của Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng (1921).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 40: Chính sách kinh tế mới (NEP) được thực hiện trong những năm 1921 - 1925 do ai đề xướng?

A.   Ru-đơ-ven   

B.    Lê-nin

C.    Xta-lin         

D.   Lép-xtôn-tôi

Đáp án:

Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng đã được Đảng Bôn-sê-vích thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ X nhằm khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 41: Cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 - 1933 diễn ra chủ yếu ở lĩnh vực

A.   Xã hội                     

B.    Kinh tế                         

C.    Văn hóa       

D.   Chính trị

Đáp án:

Cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 - 1933 chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực kinh tế.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 42: Hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã đặt ra yêu cầu gì đối với các nước tư bản?

A.   Xem xét lại con đường phát triển của mình. 

B.    Cải cách kinh tế - xã hội. 

C.    Phát xít hóa chế độ chính trị. 

D.   Đổi mới quá trình quản lí và tổ chức sản xuất.

Đáp án:

Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã đe dọa nghiêm trọng cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình. Cần thay đổi con đường phát triển của mình sao cho phù hợp với tình hình cụ thể thời kì này.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 43: Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện biện pháp gì?

A.   Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài 

B.    Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân 

C.    Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước 

D.   Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước

Đáp án:

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức lại sản xuất để xoa dịu mâu thuẫn trong nước và vực dậy nền sản xuất

Đáp án cần chọn là: D

Câu 44: Để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, các nước Đức, Italia, Nhật Bản đã làm gì?

A.   Lôi kéo, tập hợp đồng minh                      

B.    Thiết lập chế độ độc tài phát xít

C.    Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân

D.   Thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ của nhân dân.

Đáp án:

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Đức, Italia, Nhật Bản đã tìm kiếm lối thoát bằng cách thiết lập chế độ độc tài phát xít - nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 45: Thiết lập chế độ độc tài phát xít là cách giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 của những quốc gia nào?

A.   Đức, Áo- Hung 

B.    Đức, Italia, Nhật Bản 

C.    Đức, Italia, Áo- Hung 

D.   Đức, Nhật Bản

Đáp án:

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Đức, Italia, Nhật thiết lập một hình thức thống trị mới là chế độ độc tài phát xít – nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 46: Sự kiện nào là cái cớ để Chính phủ Hítle đặt Đảng Cộng sản nước Đức ra ngoài vòng pháp luật?

A.   Hítle lên nắm quyền       

B.    Tổng thống Hinđenbua mất 

C.    Nhà quốc hội Đức bị đốt cháy      

D.   Nền Cộng hòa Vaima sụp đổ

Đáp án:

Tháng 3-1933, chính quyền phát xít vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà quốc hội, đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và bắt 10 vạn đảng viên cộng sản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 47: Chính phủ Hítle đặt Đảng Cộng sản Đức ra ngoài vòng pháp luật sau sự kiện nào?

A.   Nền Cộng hòa Vaima sụp đổ        

B.    Tổng thống Hinđenbua mất

C.    Nhà quốc hội Đức bị đốt cháy                 

D.   Hítle lên nắm quyền  

Đáp án:

Tháng 3 - 1933, chính quyền phát xít vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà quốc hội, đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và bắt 10 vạn đảng viên cộng sản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 48: Sau khi lên nắm quyền, Chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền kinh tế nước Đức theo hướng nào?

A.   Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp quân sự, quốc phòng 

B.    Tạo điều kiện cho các nhà tài phiệt tổ chức, phát triển sản xuất 

C.    Tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự 

D.   Đầu tư vào các ngành dịch vụ

Đáp án:

Sau khi lên nắm quyền, Chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền kinh tế nước Đức theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 49: Trong công nghiệp, chính quyền Hít-le tập trung phát triển nhất ngành nào?

A.   Công nghiệp năng lượng.

B.    Công nghiệp quân sự.

C.    Công nghiệp chế tạo.         

D.   Công nghiệp hóa chất.  

Đáp án:

Chính quyền phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. ⇒ Các ngành kinh tế được phục hồi, đặc biệt là công nghiệp quân sự.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 50: Cơ quan nào nắm vai trò điều hành nền kinh tế nước Đức trong những năm 1929-1939?

A.   Tổng hội đồng kinh tế 

B.    Hội đồng kinh tế 

C.    Hội đồng bộ trưởng 

D.   Hội đồng kinh tế chiến tranh

Đáp án:

Tháng 7-1933, Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế bao gồm đại diện của nhà nước và 18 tập đoàn tư bản độc quyền lớn để điều hành các ngành kinh tế nước Đức nhằm nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế phục vụ cho nhu cầu chiến tranh

Đáp án cần chọn là: A

icon-date
Xuất bản : 23/11/2021 - Cập nhật : 24/11/2021

Tham khảo các bài học khác