logo

Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 15 có đáp án

Tổng hợp các bài Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 15 (có đáp án) Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939) hay nhất, chi tiết bám sát nội dung chương trình Lịch sử 11.


Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 15 (có đáp án)

Câu 1. Ý nào không phải là nguyên nhân bùng nổ phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919)?

A. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

B. Ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

C. Học sinh, sinh viên Trung Quốc bị phân biệt đối xử

D. Chính phủ Trung Quốc làm tay sai cho các nước đế quốc

Câu 2. Mục đích của phong trào Ngũ tứ là

A. Lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh

B. Phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc

C. Đánh đuổi các nước đế quốc

D. Cải cách đất nước Trung Quốc

Câu 3. Điểm mới của phong trào Ngũ tứ là

A. Thu hút đông đảo quần chúng tham gia

B. Xác định đúng kẻ thù dân tộc: đế quốc và phong kiến

C. Làm suy yếu chính quyền Mãn Thanh

D. Do học sinh, sinh viên lãnh đạo

Câu 4. Mở đầu phong trào Ngũ tứ là cuộc đấu tranh của lực lượng nào?

A. Công nhân

B. Nông dân

C. Học sinh, sinh viên

D. Binh lính

Câu 5. Đặc biệt, phong trào Ngũ tứ đã lôi cuốn được giai cấp nào tham gia?

A. Công nhân

B. Nông dân

C. Địa chủ

D. Trí thức, tiểu tư sản

Câu 6. Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc như thế nào?

A. Từ cách mạng dân chủ sang cách mạng dân tộc

B. Từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

C. Từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng vô sản

D. Từ cuộc đấu tranh chống phong kiến sang đấu tranh chống đế quốc

Câu 7. Sau phong trào Ngũ tứ, tư tưởng nào được truyền bá sâu rộng ở Trung Quốc?

A. Tư tưởng cải cách ở Nhật Bản

B. Tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây

C. Tư tưởng phục thù của chủ nghĩa phát xít

D. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin

Câu 8. Trong phong trào Ngũ tứ, giai cấp nào lần đầu tiên xuất hiện trên vũ đài chính trị như một cách mạng độc lập ?

A. Tư sản

B. Nông dân

C. Công nhân

D. Tiểu tư sản

Câu 9. Từ sau phong trào Ngũ tứ, với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, tổ chức chính trị nào đã ra đời và lãnh đạo phong trào cách mạng Trung Quốc?

A. Đảng Cộng sản

B. Đảng Lập hiến

C. Quốc dân Đảng

D. Trung Quốc Đồng minh hội

Câu 10. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc là

A. Giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị

B. Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Trung Quốc

C. Phong trào Ngũ tứ

D. Đảng Cộng sản ra đời

Câu 11. Cho các dữ kiện sau:

1. Mở đầu vai trò cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc;

2. Phong trào Ngũ tứ lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia;

3. Đánh dấu bước chuyển của cách mạng.

Hãy sắp xếp các dữ kiện trên theo đúng logic.

A. 2, 3, 1

B. 1, 2, 3

C. 3, 2, 1

D. 2, 1, 3

Câu 12. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến Ấn Độ?

A. Chính quyền thực dân Anh tuyên bố Ấn Độ là một bên tham chiến

B. Thực dân Anh tăng cường bóc lột

C. Thực dân Anh ban hành những đạo luật phản động

D. Mâu thuẫn xã hội Ấn Độ ngày càng căng thẳng

Câu 13. Lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ từ năm 1918 đến năm 1939 là lực lượng nào?

A. Công hội

B. Tổ chức công đoàn

C. Đảng Quốc đại

D. Tướng lĩnh trong quân đội

Câu 14. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ phát triển?

A. Thực dân Anh đẩy nhân dân Ấn Độ vào cuộc sống cùng cực, tăng cường bóc lột, ban hành những đạo luật phản động

B. Thực dân Anh tiến hành xâm lược Ấn Độ

C. Mâu thuẫn tôn giáo sâu sắc

D. Phương pháp đấu tranh ôn hòa không còn tác dụng

Câu 15. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đảng Quốc đại lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh với phương pháp đấu tranh chủ yếu nào?

A. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị

B. Dùng biện pháp hòa bình, không sử dụng bạo lực, bất hợp tác với thực dân Anh

C. Dùng bạo lực cách mạng

D. Tiến hành khởi nghĩa vũ trang

Câu 16. Sự phát triển của phong trào công nhân Ấn Độ đã đưa đến kết quả gì?

A. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng nòng cốt

B. Đảng Cộng sản được thành lập (12 – 1925)

C. Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh

D. Phong trào đấu tranh ở Ấn Độ đã kết thành một làn sóng

Câu 17. Những chính sách cai trị và việc chính quyền thực dân Anh tăng cường bóc lột đối với nhân dân Ấn Độ đã dẫn đến hậu quả gì?

A. Các hình thức đấu tranh phong phú

B. Phong trào tiêu biểu dâng cao

C. Phong trào bất bạo động ngày càng lan rộng

D. Mâu thuẫn xã hội ngày càng căng thẳng

Câu 18. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ tháng 12 – 1925 có ý nghĩa gì?

A. Góp phần thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ

B. Làm bùng lên làn sóng đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ

C. Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia

D. Một làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh bùng nổ khắp Ấn Độ

Câu 19. Để chống lại chiến dịch bất hợp tác của Đảng quốc đại, thực dân Anh đã thực hiện biện pháp nào để chia rẽ hàng ngũ cách mạng?

A. Chia để trị

B. Mua chuộc

C. Khủng bố

D. Nhượng bộ

Câu 20. Chính đảng và giai cấp nào lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh trong giai đoạn 1918 - 1922?

A. Tư sản dân tộc - Đảng Quốc đại.

B. Tư sản - Đảng Quốc dân.

C. Công nhân - Đảng Cộng sản.

D. Tiểu tư sản - Đảng Quốc đại.

Câu 21. Chủ trương và phương pháp đâu tranh của M.Gan-đi là:

A. vận động quân chúng khởi nghĩa vũ trang giành độc lập.

B. bất bạo động và bất hợp tác.

C. tiến hành cuộc vận động cải cách Duy tân.

D. kết hợp giữa bạo động và cải cách.

Câu 22. Biện pháp đấu tranh nào sau đây không phù hợp với chủ chương của Đảng Quốc đại và M.Gan-đi?

A. Biểu tình hoà bình.

B. Biểu tình thị uy vũ trang.

C. Không nộp thuế, tây chay hàng hoá Anh.

D. Bãi công ở các nhà máy, công sở, bãi khoá ở các trường học.

Câu 23. Tầng lớp trí thức tiến bộ, tiêu biểu là ai đã tích cực tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin vào Trung Quốc?

A. Tôn Trung Sơn.

B. Lý Đại Chiêu.

C. Mao Trạch Đông.

D. Đặng Tiểu Bình.

Câu 24. Do ảnh hưởng của sự kiện lịch sử nào đã dẫn đến sự bùng nổ phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc năm 1919?

A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.

B. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc.

C. Thắng lợi của cách mạng Ấn Độ trong việc chống thực dân Anh.

D. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc.

Câu 25. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pen-giáp (Ấn Độ) năm 1918 đã thu hút các thành phần nào tham gia?

A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản.

B. Nông dân, thị dân và đặc biệt là công nhân.

C. Tư sản, quý tộc mới và công nhân.

D. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.

Câu 26. Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc là cuộc cách mạng

A. Dân chủ vô sản.

B. Giải phóng dân tộc.

C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

D. Tư sản mới.

Câu 27. Sau phong trào Ngũ tứ, giai cấp nào nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Trung Quốc?

A. Giai cấp tư sản.

B. Giai cấp nông dân.

C. Giai cấp vô sản.

D. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản.

Đáp án bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C B B C A B D C A D
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án D D C A B B D A B A
Câu 21 22 23 24 25 26 27      
Đáp án B B B D B C B      

Hệ thống kiến thức Lịch sử 11 bài 15

I. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919 - 1939)

1. Phong trào Ngũ Tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc

a. Phong trào Ngũ Tứ (ngày 4/5/1919)

* Nguyên nhân:

- Âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc và quyết định bất công của các nước đế quốc. 

- Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười.

* Diễn biến:

- Ngày 4/5/1919 học sinh, sinh viên ở Bắc Kinh biểu tình, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp khác trong xã hội đặc biệt là giai cấp công nhân.

- Từ Bắc Kinh lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước, lỗi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân.

* Kết quả: Thắng lợi.

* Nét mới và ý nghĩa của phong trào:

- Nét mới đó là lực lượng giai cấp công nhân tham gia với vai trò nòng cốt (trưởng thành và trở thành lực lượng chính trị độc lập)

- Mục tiêu: đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Không chỉ dừng lại chống phong kiến như cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 (Đánh đổ triều đình Mãn Thanh).

- Ý nghĩa:

+ Mở đầu cao trào chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc.

+ Giai cấc công nhân lần đầu tiên xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập.

+ Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

b. Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc 7/1921

- Việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ngày càng sâu rộng.

- Nhiều nhóm cộng sản được thành lập. Trên sự chuyển biến mạnh mẽ của giai cấp công nhân cùng sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, tháng 7/1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập. Sự kiện này đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Trung Quốc.

- Đồng thời mở ra thời kỳ giai cấp vô sản đã có chính Đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ cách mạng.

Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 15 có đáp án hay nhất

II. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1929)

1. Nguyên nhân

- Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy nhân dân Ấn Độ vào cảnh sống cùng cực.

- Sau chiến tranh, chính quyền Anh tăng cường bóc lột, ban hành đạo luật hà khắc.

=> Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ và chính quyền thực dân trở nên căng thẳng nhân dân Ấn đấu tranh chống Anh dâng cao khắp Ấn Độ trong những năm 1918 - 1922.

Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 15 có đáp án hay nhất (ảnh 2)

2. Nét chính của phong trào đấu tranh thời kỳ (1918 - 1922)

- Lãnh đạo: Đảng Quốc đại đứng đầu là M. Gan-đi.

- Phương pháp đấu tranh: hòa bình, không sử dụng bạo lực. (tẩy chay hàng Anh, không nộp thuế, …)

- Lực lượng tham gia: học sinh, sinh viên, công nhân lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia. Tẩy chay hàng Anh, không nộp thuế.

Cùng với sự trưởng thành của giai cấp công nhân, tháng 12/1925 Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập. Góp phần thúc đẩy làm sóng đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ phát triển hơn nữa.

icon-date
Xuất bản : 24/02/2022 - Cập nhật : 24/02/2022