logo

Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 14 có đáp án

Tổng hợp các bài Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 14 (có đáp án) Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) hay nhất, chi tiết bám sát nội dung chương trình Lịch sử 11.


Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 14 (có đáp án)

Câu 1. Nét nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Trở thành chủ nợ của các nước tư bản châu Âu

B. Là nước bại trận và bị thiệt hại nặng nề về kinh tế

C. Cùng với Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp của thế giới

D. Là nước thứ hai (sau Mĩ) thu nhiều nguồn lợi sau Chiến tranh thế giới thứ nhất để phát triển kinh tế

Câu 2. Yếu tố nào tác động làm sụt giảm trầm trọng nền kinh tế Nhật Bản trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỉ XX?

A. Các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Nhật Bản

B. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ dẫn đến cuộc đại suy hái của chủ nghĩa tư bản

C. Chính sách quản lí lỏng lẻo của Nhà nước

D. Sự đầu tư không hiệu quả của Nhà nước vào các ngành kinh tế

Câu 3. Khủng hoảng ở Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng nhất trong lĩnh vực nào?

A. Tài chính, ngân hàng

B. Công nghiệp

C. Nông nghiệp

D. Thương mại, dịch vụ

Câu 4. Ý nào không phản ánh đúng hậu quả xã hội mà khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản gây ra?

A. Nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém

B. Công nhân thất nghiệp lên tới hàng triệu người

C. Đời sống của các tầng lớp lao động khốn đốn

D. Mâu thuẫn xã hội vẫn được kiểm soát bằng những chính sách quân phiệt của Nhà nước

Câu 5. Đầu những năm 30 của thế kỉ XX. Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề, ngoại trừ

A. Khắc phục hậu quả của việc khủng hoảng kinh tế

B. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu

C. Giải quyết tình trạng nhập cư

D. Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa

Câu 6. Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết cuộc khủng hoảng đầu thập niên 30 của thế kỉ XX

A. Thực hiện chính sách cải cách quy mô lớn trên toàn nước Nhật

B. Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng và giải quyết nạn thất nghiệp cho người dân

C. Thực hiện chính sách quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài

D. Tham khảo và vận dụng chính sách mới của Mĩ

Câu 7. Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản kéo dài trong bao lâu

A. Nửa đầu thập niên 30 của thế kỉ XX

B. Nửa sau thập niên 30 của thế kỉ XX

C. Giữa thập niên 30 của thế kỉ XX

D. Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX

Câu 8. Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản tập trung nhất vấn đề nào

A. Quân phiệt hóa lực lượng quốc phòng

B. Quân phiệt hóa lực lượng an ninh quốc gia

C. Quân phiệt hóa lực lượng phòng vệ

D. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

Câu 9. Giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc vì lí do cơ bản nào

A. Vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản ở thị trường Trung Quốc có nguy cơ bị mất

B. Thị trường Trung Quốc rộng lớn, tập trung 82% vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản

C. Mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Trung Quốc đã xuất hiện và ngày càng sâu sắc

D. Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của các tầng lớp nhân dân Trung Quốc phát triển mạnh

Câu 10. Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược

A. Hàn Quốc

B. Trung Quốc

C. Triều Tiên

D. Đài Loan

Câu 11. Tháng 9 – 1931, sau khi đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, Nhật Bản đã

A. Sáp nhập vùng đất này vào lãnh thổ Nhật Bản

B. Xây dựng căn cứ quân sự của Nhật ở đây

C. Biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa

D. Đưa người dân Nhật Bản sang đó sinh sống và sản xuất

Câu 12. Lãnh đạo cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản là

A. Đảng Dân chủ Tự do

B. Đảng Xã hội

C. Đảng Dân chủ

D. Đảng Cộng sản

Câu 13. Mặt trận Nhân dân được thành lập ở Nhật Bản là kết quả của

A. Cuộc vận động, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân

B. Cuộc biểu tình phản đối chính sách thống trị của nhà nước

C. Cuộc vận động đoàn kết của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

D. Cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền Nhật Bản

Câu 14. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản có ý nghĩa như thế nào?

A. Giải phóng nhân dân lao động khỏi ách thống trị của chủ nghĩa quân phiệt

B. Góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này

C. Góp phần thúc đẩy nhanh công cuộc giải phóng đất nước

D. Đẩy nhanh quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này

Câu 15: Trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 số người thất nghiệp ở Nhật Bản lên tới bao nhiêu người?

A. 1,5 triệu người.

B. 2 triệu người,

C. 3 triệu người.

D. 3,5 triệu người.

Câu 16. Điểm nào dưới đây là điểm khác nhau giữa quá trình phát xít hòa ở Nhật so với Đức?

A. Thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.

B. Thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

C. Thông qua việc xâm lược các nước.

D. Gây chiến tranh để chia lại thị trường ở các nước thuộc địa.

Câu 17. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản có tác dụng như thế nào đối với quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật?

A. Làm phá sản quá trình quân phiệt hóa.

B. Làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa.

C. Làm tăng nhanh quá trình quân phiệt hóa.

D. Làm chuyển đổi quá trình quân phiệt hóa sang phát xít hóa.

Câu 18. Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Thập niên 20 của thế kỉ XX.

B. Thập niên 30 của thế kỉ XX.

C. Thập niên 40 của thế kỉ XX.

D. Thập niên 50 của thế kỉ XX.

Câu 19. Vì sao Nhật Bản tiến hành xâm lược, bành trướng ra bên ngoài?

A. Nhật chưa có thuộc địa.

B. Nhật tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình,

C. Nhật thiếu nhiên liệu, thiếu thị trường.

D. Nhật muốn làm bá chủ thế giới.

Câu 20: Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, những tàn dư phong kiến ở Nhật Bản đã kìm hãm sự phát triển của

A. Kinh tế nông nghiệp.

B. Kinh tế công nghiệp.

C. Kinh tế thủ công nghiệp.

D. Kinh tế thương nghiệp.

Câu 21: Nguyên nhân nào giúp cho sản xuất công nghiệp của Nhật Bản tăng trưởng nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Lợi dụng sự suy giảm kinh tế của các nước Tây Âu sau chiến tranh.

B. Nhờ những đơn đặt hàng quân sự của các nước khác.

C. Nhật Bản có nguồn nhân công kĩ thuật cao.

D. Nhật Bản có nguồn tài nguyên phong phú.

Câu 22: Đảng Cộng sản Nhật được thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 7-1921.

B. Tháng 6-1922.

C. Tháng 7-1922.

D. Tháng 8-1222.

Câu 23: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến kinh tế Nhật?

A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật.

B. Biến Nhật thành một bãi chiến trường,

C. Kinh tế vẫn không sụt giảm.

D Thúc đầy kinh tế Nhật phát triển mạnh mẽ.

Câu 24: Nội dung nào sau đây không đúng khi giải thích lí do Nhật gây chiến tranh xâm lược?

A. Nhật muốn sớm thoát khỏi khủng hoảng.

B. Muốn làm bá chủ thế giới.

C. Thiếu nguyên liệu và thị trường.

D. Truyền thống quân phiệt của nước Nhật.

Câu 25: Đặc điểm của quá trình tập trung sản xuất ở Nhật là:

A. Hình thành các công ty lũng đoạn nhà nước.

B. Xuất hiện nhiều xí nghiệp liên hợp.

C. Tập trung tư bản trong lĩnh vực ngân hàng đạt mức cao.

D. Hình thành các tổ hợp tài chính do các thế lực phong kiến kiểm soát.

Câu 26: Nét nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Trở thành chủ nợ của các nước tư bản châu Âu

B. Là nước bại trận và bị thiệt hại nặng nề về kinh tế

C. Cùng với Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp của thế giới

D. Là nước thứ hai (sau Mĩ) thu nhiều nguồn lợi sau Chiến tranh thế giới thứ nhất để phát triển kinh tế

Câu 27: Yếu tố nào tác động làm sụt giảm trầm trọng nền kinh tế Nhật Bản trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỉ XX?

A. Các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Nhật Bản

B. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ dẫn đến cuộc đại suy hái của chủ nghĩa tư bản

C. Chính sách quản lí lỏng lẻo của Nhà nước

D. Sự đầu tư không hiệu quả của Nhà nước vào các ngành kinh tế

Câu 28: Ý nào không phản ánh đúng hậu quả xã hội mà khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản gây ra?

A. Nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém

B. Công nhân thất nghiệp lên tới hàng triệu người

C. Đời sống của các tầng lớp lao động khốn đốn

D. Mâu thuẫn xã hội vẫn được kiểm soát bằng những chính sách quân phiệt của Nhà nước

Câu 29: Đầu những năm 30 của thế kỉ XX. Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề, ngoại trừ

A. Khắc phục hậu quả của việc khủng hoảng kinh tế

B. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu

C. Giải quyết tình trạng nhập cư

D. Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa

Câu 30: Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết cuộc khủng hoảng đầu thập niên 30 của thế kỉ XX

A. Thực hiện chính sách cải cách quy mô lớn trên toàn nước Nhật

B. Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng và giải quyết nạn thất nghiệp cho người dân

C. Thực hiện chính sách quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài

D. Tham khảo và vận dụng chính sách mới của Mĩ

Câu 31: Cuộc khủng hoảng kinh tế thể giới 1929 - 1933 ở Nhật Bản diễn ra trầm trọng nhất vào năm:

A. 1929.

B. 1931.

C. 1932.

D. 1933.

Câu 32: Hiệu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã tác động như thế nào đến người lao động ở Nhật?

A. Thu nhập quốc dân giảm một nửa.

B. Nông dân bị phá sản, 1/3 bị mất ruộng, 3 triệu công nhân thất nghiệp.

C. Nhà nước không tiếp tục trợ cấp thất nghiệp.

D. Hàng hóa khan hiếm, không đáp ứng nhu cầu xã hội.

Câu 33: Khó khăn lớn nhất của Nhật trong thời kì khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933:

A. Thiếu nhân công để sản xuất.

B. Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa.

C. Bị Mĩ và Tây Âu cạnh tranh.

D. Thiếu vốn đầu tư sản xuất.

Câu 34: Nhật Bản đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?

A. Thực hiện "Chính sách kinh tế mới".

B. Thực hiện "Chính sách mới".

C. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

D. Dân chủ hóa lao động

Câu 35: Đối tượng xâm lược chủ yếu của Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX là

A. Trung Quốc

B. Việt Nam

C. Đông Nam Á

D. Triều Tiên

Câu 36: Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) diễn ra nghiêm trọng nhất trong ngành kinh tế nào của Nhật Bản?

A. Công nghiệp

B. Nông nghiệp

C. Thương nghiệp

D. Tài chính- ngân hàng

Câu 37: Cuộc khủng hoảng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản đạt đến đỉnh điểm vào năm nào?

A. 1930.

B. 1931.

C. 1932.

D. 1933.

Câu 38: Lực lượng chính trị nào giữ vai trò lãnh đạo cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản từ những năm 30 của thế kỉ XX?

A. Đảng Dân chủ Tự do

B. Đảng Xã hội

C. Đảng Dân chủ

D. Đảng Cộng sản

Câu 39: Lãnh đạo cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản từ những năm 30 của thế kỉ XX là

A. Đảng Dân chủ Tự do

B. Đảng Xã hội

C. Đảng Dân chủ

D. Đảng Cộng sản

Câu 40: Năm 1933, Nhật bản dựng lên chính phủ bù nhìn ở Trung Quốc với tên gọi là

A. Chính phủ hộ pháp

B. Trung Hoa Dân quốc

C. Mãn Châu Quốc

D. Chính phủ quốc dân

Câu 41: Năm 1933, ở Nhật Bản diễn ra sự kiện gì quan trọng?

A. Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn - “Mãn Châu quốc”.

B. Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.

C. Nhật Bản bắt đầu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

D. Nhật Bản đánh chiếm Mãn Châu

Đáp án bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D B C D C C D D B B
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án C D D B C B B B C B
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án B C D B B D B B D C
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án C C B C A B B D D C
Câu 41                  
Đáp án A                  

Hệ thống kiến thức Lịch sử 11 bài 14

I. Khurng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và qúa trình phân biệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật

1. Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản

- Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm kinh tế Nhật bị giảm sút trầm trọng, nhất là trong nông nghiệp do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài.

- Biểu hiện: So với năm 1929, kinh tế Nhật Bản năm 1931 có sự giảm sút:

+ Sản lượng công nghiệp giảm 32,5%

+ Nông nghiệp giảm 1,7 %

+ Ngoại thương giảm 80%

+ Đồng yên sụt giá nghiêm trọng

- Xã hội:

+ Nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém, công nhân thất nghiệp lên tới 3 triệu người.

+ Mâu thuẫn xã hội lên cao những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động bùng nổ quyết liệt.

2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

Để thoát khỏi khủng hoảng và giải quyết khó khăn thiếu nguyên nhiên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, chính phủ Nhật quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.

Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 14 có đáp án hay nhất

- Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa:

+ Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh xâm lược khác với Đức diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.

+ Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30.

- Song song với quá trình quân phiệt hóa, Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa:

+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa.

+ Năm 1933, Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn, đưa Phổ Nghi – vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc lên đứng đấu gọi là “Mãn Châu quốc”.

=> Đông Bắc Trung Quốc trở thành bàn đạp cho những cuộc phiêu lưu quân sự mới của quân đội Nhật Bản. Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới.

3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản

- Trong những năm 30 của thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật diễn ra sôi nổi. Chỉ trong năm 1939, đã diễn ra trên 40 cuộc đấu tranh chống chiến tranh của binh sĩ trong quân đội Nhật Bản.

- Lãnh đạo: Đảng Cộng sản

- Hình thức: Biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân để tập hợp đông đảo các tầng lớp xã hội.

- Mục đích: phản đối chính sách xâm lược hiếu chiến của chính quyền Nhật.

- Ý nghĩa: làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật.

icon-date
Xuất bản : 24/02/2022 - Cập nhật : 24/02/2022