logo

Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 16 dùng cho 2 sách Chân trời sáng tạo, cánh diều có đáp án (PDF)

Tuyển tập 1000 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều bài 16 trọn bộ 2 bộ sách Cánh diều, chân trời sáng tạo có đáp án đầy đủ kèm lời giải chi tiết. Tải toàn bộ file ở nút tải về dưới cùng bài viết


30 Câu trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều bài 16 Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Câu 1. Các dân tộc Thái, Nùng, Bố Y, Sán Chay,… thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây?

A. Việt - Mường.

B. Môn - Khơme.

C. Hmông, Dao.

D. Tày - Thái.

Câu 2. Dân tộc nào dưới đây thuộc nhóm ngôn ngữ Kađai?

A. La Chí.

B. Gia Rai.

C. Hoa.

D. Hà Nhì.

Câu 3. Dân tộc nào dưới đây thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo?

A. La Chí.

B. Gia Rai.

C. Hoa.

D. Hà Nhì.

Câu 4. Dân tộc nào dưới đây thuộc nhóm ngôn ngữ Hán?

A. La Chí.

B. Gia Rai.

C. Hoa.

D. Hà Nhì.

Câu 5. Dân tộc nào dưới đây thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến?

A. La Chí.

B. Gia Rai.

C. Hoa.

D. Hà Nhì.

Câu 6. Dân tộc nào chiếm đa số ở Việt Nam?

A. Dân tộc Kinh.

B. Dân tộc Lô Lô.

C. Dân tộc Mường.

D. Dân tộc Tày.

Câu 7. Các dân tộc ở Việt Nam được xếp vào mấy nhóm ngữ hệ?

A. 5 nhóm ngữ hệ.

B. 6 nhóm ngữ hệ.

C. 7 nhóm ngữ hệ.

D. 8 nhóm ngữ hệ.

Câu 8. Các dân tộc Kinh, Mường, Thổ, Chứt thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây?

A. Việt - Mường.

B. Môn - Khơme.

C. Hmông, Dao.

D. Tày - Thái.

Câu 9. Các dân tộc Khơme, Ba Na, Xơ Đăng,… thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây?

A. Việt - Mường.

B. Môn - Khơme.

C. Hmông, Dao.

D. Tày - Thái.

Câu 10. Các dân tộc Dao, Pà Thẻn,… thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây?

A. Việt - Mường.

B. Môn - Khơme.

C. Hmông, Dao.

D. Tày - Thái.

Câu 11. Trước đây, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu làm nương rẫy theo hình thức

A. xen canh.

B. luân canh.

C. du canh.

D. định canh.

Câu 12. Đồ ăn, thức uống cơ bản của người Kinh ở miền Bắc là

A. cơm tẻ, nước chè.

B. mèn mén, rượu cần.

C. cơm nếp, nước vối.

D. xôi, ngô, rượu đoác.

Câu 13. Khăn Piêu là một sản phẩm thổ cẩm nổi tiếng của dân tộc nào?

A. Kinh.

B. Thái.

C. Hoa.

D. Sán Dìu.

Câu 14. Kiểu nhà phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là

A. nhà sàn.

B. nhà trệt.

C. nhà mái bằng.

D. nhà cấp 4.

Câu 15. Tín ngưỡng quan trọng nhất của người Kinh là

A. tín ngưỡng phồn thực.

B. thờ các thần tự nhiên.

C. thờ tổ nghề.

D. thờ cúng tổ tiên.

Câu 16. Hiện nay, phần lớn dân tộc Chăm cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận theo

A. Hin-đu giáo.

B. Phật giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Hồi giáo.

Câu 17. Dịp lễ tết lớn nhất trong năm của người Kinh là

A. tết Nguyên Tiêu.

B. tết Hàn thực.

C. tết Nguyên đán.

D. tết Trung thu.

Câu 18. Người Hà Nhì ăn tết năm mới vào khoảng thời gian nào?

A. Đầu tháng 4 âm lịch.

B. Đầu tháng 10 âm lịch.

C. Đầu tháng 8 âm lịch.

D. Đầu tháng 12 âm lịch.

Câu 19. Loại nhạc khí nào của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên được đề cập đến trong câu đố sau:

“Lưng bằng cái thúng,

Bụng bằng quả bòng,

Nằm võng đòn cong,

Vừa đi vừa hát”

A. Đàn T’rưng.

B. Cồng chiêng.

C. Khèn.

D. Tù và.

Câu 20. Bốn màu sắc chủ đạo trên trang phục của người Hmông là

A. lục, lam, chàm, tím.

B. đen, trắng, đỏ, xanh.

C. trắng, đỏ, cam, tím.

D. xanh, đỏ, tím, vàng.


28 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo bài 16 Văn minh Chăm-pa

Câu 1: Cư dân Chăm cổ gồm mấy bộ tộc chính?

A. 2
B. 5
C. 3
D. 4

Câu 2: Quốc gia Lâm Ấp được hình thành ở khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay?

A. Miền Trung và Bắc Trung Bộ.   

B. Miền Trung và Nam Trung Bộ.

C. Tỉnh Quảng Nam.                                            

D. Tỉnh Bình Thuận.                    

Câu 3: Loại hình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm là

A. đền tháp.
B. chùa chiền.
C. cung điện.
D. nhà thờ.

Câu 4: Nhà nước Lâm Ấp được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa

A. Phùng Nguyên.  
B. Đồng Nai.   
C. Sa Huỳnh.
D. Óc Eo.

Câu 5: Cư dân Chăm cổ thuộc ngữ hệ nào dưới đây?

A. Nam Đảo.
B. Mông - Dao.
C. Mường.
D. Thái.

Câu 6: Quốc gia Lâm Ấp về sau đổi tên là

A. Âu Lạc.               
B. Chân Lạp.                
C. Chăm-pa.               
D. Phù Nam.

Câu 7: Điền vào chỗ chống: Cộng đồng người Chăm bảo lưu lâu dài chế độ mẫu hệ với vai trò chủ đạo của ... trong quan hệ gia đình và hôn nhân.

A. Bô lão.
B. Trưởng tử.
C. Đàn ông.
D. Phụ nữ.

Câu 8: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là

A. Nông nghiệp, thủ công nghiệp.                           
B. Nông nghiệp trồng lúa nước.
C. Chăn nuôi, trồng lúa nước.                                  
D. Buôn bán bằng đường biển.    

Câu 9: Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình:

A. Hai trục.
B. Ba trục.
C. Năm trục.
D. Một trục.

Câu 10: Thể chế chính trị tồn tại ở vương quốc Chăm-pa là

A. Chiếm hữu nô lệ.                                                

B. Dân chủ chủ nô.

C. Chuyên chế cổ đại phương Đông.                      

D. Quân chủ lập hiến phương Đông.

Câu 11: Văn minh Chăm-pa có cội nguồn là nền văn hóa nào?

A. Văn hóa Ấn Độ.
B. Văn hóa Sa Huỳnh.
C. Văn hóa Đông Sơn.
D. Văn hóa Văn Lang.

Câu 12: Sử thi của người Chăm-pa chịu ảnh hưởng của

A. thần thoại Ấn Độ.
B. sử thi Ai Cập.
C. thần thoại Hy Lạp.
D. sử thi Trung Hoa.

Câu 13: Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ cư dân Chăm-pa đã học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa dân tộc?

A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.
B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa táng người chết.
C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.

Câu 14: Văn minh Chăm-pa chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh nào dưới đây?

A. Văn minh Lưỡng Hà. 
B. Văn minh Trung Quốc.
C. Văn minh Hy Lạp
D. Văn minh Ấn Độ.

Câu 15: So với các quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Chăm-pa có điểm gì khác biệt?

A. Phát triển khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp.
B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.
C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công mĩ nghệ và đánh cá.
D. Đúc đồng, làm gốm, buôn bán đường biển phát triển mạnh.

Câu 16: Chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, mô hình nhà nước và pháp luật Ấn Độ đã du nhập vào Chăm-pa qua đâu?

A. Các thương nhân.
B. Dân du mục.
C. Các cuộc chiến tranh xâm lược.
D. Qua các đoàn thám hiểm.

Câu 17: Điểm khác nhau về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so vớ cư dân Chăm-pa là gì?

A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hin-đu giáo và Phật giáo.
B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
C. Phổ biến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiền và các anh hùng dân tộc.
D. Sáng tạo chữ riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.

Câu 18: Đứng đầu bộ máy nhà nước Chăm-pa là:

A. Tăng lữ.
B. Quý tộc.
C. Vua.
D. Nông dân.

Câu 19: Đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa có nét đặc sắc nào?

A. Kĩ thuật xây dựng tháp đạt tới trình độ cao.
B. Hoạt động ngoại thương đường biển rất phát triển.
C. Chủ yếu làm nghề nông nghiệp trồng lúa nước.
D. Các nghề thủ công, khai thác lâm thổ sản rất phát triển.

Câu 20: Người có công lập ra nhà nước Chăm-pa là:

A. Lê Lợi.
B. Khu Liên.
C. Trần Hưng Đạo.
D. Hùng Vương.

Câu 21: Thành tựu văn hóa nào của cư dân Chăm-pa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là di sản văn hóa thế giới?

A. Tháp Bánh Ít.                                   
B. Tháp Bà Pô  Na-ga (Po Naga).
C. Thánh địa Mỹ Sơn.                           
D. Phố cổ Hội An.

Câu 22: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Chăm-pa?

A. Có nhiều vịnh, cảng biển tốt.
B. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi.
C. Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng.
D. Có dải đồng bằng nhỏ, hẹp dọc ven biển.

Câu 23: Chế độ nào sau đây được bảo lưu lâu dài trong cộng đồng người Chăm?

A. Chế độ phụ hệ.
B. Chế độ mẫu hệ.
C. Chế độ vua - tôi.
D. Chế độ quan - dân.

Câu 24: Người Chăm cổ đã sáng tạo ra chữ cái của mình trên cơ sở tiếp thu loại chữ nào?

A. Chữ Hán.
B. Chữ La-tinh.
C. Chữ Phạn.
D. Chữ Nôm.

Câu 25: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa?

A. Nông nghiệp trồng lúa phát triển.
B. Thủ công nghiệp phát triển đa dạng.
C. Buôn bán bằng đường biển phát triển.
D. Công nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Câu 26: Bữa ăn hằng ngày của cư dân Chăm-pa thường là

A. cá, rau và muối.
B. cơm, rau và cá.
C. rau, thịt và cá.
D. thịt, cá và tiêu.

Câu 27: Từ thế kỉ III, tôn giáo nào sau đây trở thành tôn giáo chính ở Chăm-pa?

A. Nho giáo.
B. Phật giáo.
C. Ấn Độ giáo.
D. Cơ Đốc giáo.

Câu 28: Hai bộ tộc Dừa (Na-ri-bê-la-lam-sa) và bộ tộc Cau (Kra-mu-ka-lam-sa) được gọi chung là gì?

A. Người Dao. 
B. Người Tày.
C. Người Chăm.
D. Người Kinh.

icon-date
Xuất bản : 11/12/2021 - Cập nhật : 14/03/2023
/* */ /* */
/*
*/