logo

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật - Cánh diều

Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật (có đáp án) thuộc bộ sách mới Cánh diều. Hướng dẫn làm bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 chi tiết nhất. Mời các bạn đến với loạt câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Bộ phận chính của cây tham gia vào quá trình quang hợp là

A. Lá cây.

B. Thân cây.

C. Rễ cây.

D. Ngọn cây.

Đáp án đúng là: A

Câu 2: Nhóm sắc tố nào sau đây tham gia quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng?

A. Diệp lục a và diệp lục b

B. Diệp lục b và caroten

C. Xanthophyl và diệp lục a

D. Diệp lục b và carotenoit

Đáp án đúng là: D

Câu 3: Lá cây có màu xanh lục vì

A. Diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

B. Diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

C. Nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

D. Các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.

Đáp án đúng là: D

Câu 4: Đặc điểm nào của lá giúp lá nhận được nhiều ánh sáng?

A. Phiến lá có dạng bản mỏng.

B. Lá có màu xanh.

C. Lá có cuống lá.

D. Lá có tính đối xứng.

Đáp án đúng là: A

Câu 5: Đặc điểm nào của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp?

1. Lá cây dạng bản dẹt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.

2. Các tế bào ở lớp giữa của lá có nhiều lục lạp.

3. Lục lạp chứa chất diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ của lá cây.

4. Khí khổng phân bố trên bề mặt của lá có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước.

5. Gân lá (mạch dẫn) có chức năng vận chuyển nước đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.

Số đáp án đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: D

Câu 6: Các tilacôit không chứa

A. Các sắc tố.

B. Các trung tâm phản ứng.

C. Các chất truyền electron.

D. Enzim cacbôxi hóa.

Đáp án đúng là: D

Câu 7: Trên thực tế, để thích nghi với điều kiện sống tại môi trường sa mạc, lá của cây xương rồng đã biến đổi thành gai. Vậy cây xương rồng quang hợp chủ yếu bằng bộ phận nào sau đây?

A. Lá cây.

B. Thân cây.

C. Rễ cây.

D. Gai của cây.

Đáp án đúng là: B

Câu 8: Quang hợp là quá trình

A. Thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

B. Thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide.

C. Thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như chất khoáng, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide.

D. Thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất vô cơ từ các chất hữu cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

Đáp án đúng là: A

Câu 9: 

Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật (có đáp án) - Cánh diều

Thành phần còn thiếu trong phương trình tổng quát của quá trình quang hợp là

A. Chất vô cơ.

B. Carbon dioxide.

C. Glucose.

D. Oxygen.

Đáp án đúng là: B

Câu 10: 

Chất tham gia vào quá trình quang hợp là

A. Nước và khí carbon dioxide.

B. Nước và khí oxygen.

C. Chất hữu cơ và khí oxygen.

D. Chất hữu cơ và khí carbon dioxide.

Đáp án đúng là: A

Câu 11: 

Chất sản phẩm của quá trình quang hợp là

A. Nước và khí carbon dioxide.

B. Nước và khí oxygen.

C. Chất hữu cơ và khí oxygen.

D. Chất hữu cơ và khí carbon dioxide.

Đáp án đúng là: C

Câu 12: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong quang hợp thường diễn ra như thế nào?

A. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đến lục lạp, chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ ở lá cây.

B. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đến thân cây, chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ ở lá cây.

C. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đến cành cây, chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ ở lá cây.

D. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đến tất cả các bộ phận của cây, chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ ở lá cây.

Đáp án đúng là: A

Câu 13: Trong quá trình quang hợp, vật chất được biến đổi như thế nào?

A. Vật chất từ môi trường ngoài được vận chuyển đến lục lạp ở lá cây, biến đổi hóa học tạo ra chất hữu cơ và oxygen.

B. Vật chất từ môi trường ngoài được vận chuyển đến lục lạp ở lá cây, biến đổi hóa học tạo ra chất vô cơ và oxygen.

C. Vật chất từ môi trường ngoài được vận chuyển đến lục lạp ở lá cây, biến đổi hóa học tạo ra chất hữu cơ và carbon dioxide.

D. Vật chất từ môi trường ngoài được vận chuyển đến lục lạp ở lá cây, biến đổi hóa học tạo ra chất vô cơ và carbon dioxide.

Đáp án đúng là: A

Câu 14: Ý nào sau đây không đúng với tính chất của diệp lục?

A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy

B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác

C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang

D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp

Đáp án đúng là: D

Câu 15: Pha sáng của quang hợp là: 

A. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH

B. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong NADPH

C. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được caroten hấp thụ chuyển thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH

D. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP

Đáp án đúng là: A

Câu 16: Quá trình quang hợp có hai pha sáng và tối. Pha tối sử dụng loại sản phẩm nào của pha sáng?

A. O2, NADPH, ATP

B. NADPH, O2

C. NADPH, ATP

D. O2, ATP

Đáp án đúng là: C

Câu 17: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

A. Có cuống lá

B. Có diện tích bề mặt lớn

C. Phiến lá mỏng

D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới

Đáp án đúng là: B

Câu 18: Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp là: 

A. Màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng

B. Xoang tilacoit là noi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp

C. Chất nền strôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp

D. Cả ba phương án trên

Đáp án đúng là: D

Câu 19: Sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH trong quang hợp là

A. Diệp lục a.

B. Diệp lục b.

C. Diệp lục a, b.

D. Diệp lục a, b và carôtenôit.

Đáp án đúng là: A

Câu 20: Khi quan sát lá trên các cây, Minh nhận thấy các lá trên cây luôn xếp lệch nhau. Minh vô cùng thắc mắc tại sao lại như vậy? Em hãy chọn đáp án đúng để giải thích giúp Minh câu hỏi trên.

A. Để lá không che lấp nhau.

B. Để phân biệt các loại lá với nhau.

C. Để phân biệt lá non với lá già.

D. Để các lá đều lấy được ánh sáng.

Đáp án đúng là: D

Câu 21: 

Cho các nhận định sau:

1. Cung cấp khí oxygen cho quá trình hô hấp của con người.

2. Giúp điều hòa khí hậu.

3. Cân bằng hàm lượng khí oxygen và khí carbon dioxide trong khí quyển.

4. Tạo ra các hợp chất hữu cơ, cung cấp thức ăn, thực phẩm cho con người.

5. Chống xói mòn và sạt lở đất.

Nhận định chính xác khi nói về ý nghĩa của quang hợp đối với sự sống trên Trái Đất là

A. 1, 2, 3, 4, 5.

B. 1, 2, 3, 4.

C. 1, 2, 3, 5.

D. 1, 2, 4, 5.

Đáp án đúng là: B

Câu 22: Trong thực tế, có một số loại cây trồng như cây thài lài tía, cây phong lá đỏ. Lá cây có màu sắc nổi trội là màu tím và màu đỏ mà không phải màu xanh. Vậy những cây đó quang hợp như thế nào?

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật (có đáp án) - Cánh diều
Cây thài lài tía
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật (có đáp án) - Cánh diều
Cây phong lá đỏ

A. Có khả năng quang hợp. Vì sắc tố quang hợp của cây thài lài tía và cây phong lá đỏ là màu tím và màu đỏ nên chúng vẫn có khả năng quang hợp như bình thường.

B. Có khả năng quang hợp. Vì ngoài chất diệp lục giữ chức năng chính là quang hợp thì các loại cây này còn có các chất khác tạo nên màu của các loại lá này.

C. Không có khả năng quang hợp. Vì để thích nghi với điều kiện môi trường sống nên chất diệp lục bị thay thế hoàn toàn bằng các hợp chất khác đã tạo nên màu của lá.

D. Không có khả năng quang hợp. Vì các lá cây này có các chất diệp lục dưới điều kiện môi trường, những chất diệp lục này sẽ biến đổi màu sắc cho phù hợp.

Đáp án đúng là: B

Câu 23: Lan quan sát cây xoài tại nhà mình, Lan thấy có có bộ phận sau:

1. Rễ

2. Thân

3. Lá

4. Hoa

5. Quả

6. Hạt

Lan thắc mắc không biết có bao nhiêu bộ phận của cây có thể tham gia vào quá trình quang hợp. Em hãy giúp Lan giải đáp xem trong các bộ phận trên, có tối đa bao nhiêu bộ phận có thể tham gia vào quá trình quang hợp?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

Câu 24: Diệp lục có màu lục vì: 

A. Sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu lục

B. Sắc tố này  không hấp thụ các tia sáng màu lục

C. Sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu xanh tím

D. Sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu xanh tím

Đáp án đúng là: B

Câu 25: Giả sử môi trường có đủ CO2 cho quang hợp, khi cường độ ánh sáng tăng cao hơn điểm bù sáng nhưng chưa đạt tới điểm bão hòa ánh sáng thì: 

A. Cường độ quang hợp giảm dần tỉ lệ nghịch với cường độ ánh sáng

B. Cường độ quang hợp tăng dần tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng

C. Cường độ quang hợp không thay đổi

D. Cường độ quang hợp đạt tối đa

Đáp án đúng là: B

Câu 26: Khi nói về pha tối của quang hợp, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Diễn ra ở xoang thilacoit

B. Không sử dụng nguyên liệu của pha sáng

C. Sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa CO2

D. Diễn ra ở những tế bào không được chiếu sáng

Đáp án đúng là: C

Câu 27: Khi nói về đặc điểm của diệp lục, phát biểu nào sau đây là sai: 

A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và phần cuối  của ánh sáng nhìn thấy

B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác

C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang

D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp

Đáp án đúng là: D

Câu 28: Bơm proton là quá trình nào sau đây? 

A. Phân giải năng lượng nhiệt động học

B. Sử dụng năng lượng tích lũy trong ATP để giải quyết sự chênh lệch nồng độ proton

C. Hoạt động thẩm thấu

D. Sử dụng năng lượng tích lũy trong ATP để giải quyết sự chênh lệch nồng độ proton

Đáp án đúng là: D

>>> Xem trọn bộ: Trắc nghiệm KHTN 7 - Cánh diều

Trên đây là tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật - Cánh diều có đáp án chi tiết nhất. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! 

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 27/07/2022