logo

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 1: Nguyên tử - Cánh diều

Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 1: Nguyên tử (có đáp án) thuộc bộ sách mới Cánh diều. Hướng dẫn làm bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 chi tiết nhất. Mời các bạn đến với loạt câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Theo Ernest Rutherford (1871-1937), nguyên tử được cấu tạo bởi:

A. Neutron và electron;

B. Proton và electron;

C. Proton và electron;

D. Electron.

Đáp án đúng là: B

Theo Ernest Rutherford (1871-1937), nguyên tử được cấu tạo bởi proton và electron. Đến năm 1932, James Chadwick (1891-1974) phát hiện ra hạt neutron không mang điện trong hạt nhân.

Câu 2: Đơn vị của khối lượng nguyên tử là?

A. Gam;

B. Kilogam;

C. Lít;

D. Amu.

Đáp án đúng là: D

Khối lượng nguyên tử có đơn vị là amu (atomic mass unit).

Câu 3: Một nguyên tử carbon có khối lượng là 1,9926 × 10-23 gam. Khối lượng nguyên tử carbon tính theo đơn vị amu là ? (biết 1 amu = 1,6605×10-24 gam)

A. 12 amu;

B. 24 amu;

C. 6 amu;

D. 48 amu.

Đáp án đúng là: A

Câu 4: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử Y là 52, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Y là

A. Cl        

B. Na        

C. F        

D. Cu

Đáp án đúng là: A (HD: Z = (52 + 16)/4 = 17 ⇒ Y là Cl)

Câu 5: Trong các câu sau, câu không đúng là?

A. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi proton và neutron;

B. Số proton trong nguyên tử bằng số neutron;

C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron của lớp vỏ nguyên tử;

D. Trong nguyên tử, các electron ở vỏ được xếp thành từng lớp và chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo như các hành tinh quay quanh Mặt Trời.

Đáp án đúng là: B

Số proton trong nguyên tử bằng số electron.

Câu 6: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 114, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Nguyên tố X là

A. Br.        

B. Cl.        

C. Zn.        

D. Ag.

Đáp án đúng là: A

Câu 7: Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là

A. [Ne]3s2        

B. [Ne] 3s23p1       

C. [Ne] 3s23p2        

D. [Ne] 3s23p3

Đáp án đúng là: B (HD: Z = (40 + 12)/4 = 13 ⇒ cấu hình: 1s22s22p63s23p1 )

Câu 8: Theo mô hình nguyên tử Rutherford - Bohr, lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa bao nhiêu electron?

A. 2;

B. 3;

C. 6;

D. 8.

Đáp án đúng là: A

Theo mô hình nguyên tử Rutherford - Bohr, lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa 2 electron, lớp thứ hai chứa 8 electron.

Câu 9: Tổng số hạt cơ bản trong M2+ là 90, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. M là

A. Cr.        

B. Cu.        

C. Fe.        

D. Zn.

Đáp án đúng là: B (HD: Z = (90 + 2.2 + 22)/4 = 29 ⇒ Cu )

Câu 10: Nguyên tố được cấu tạo bởi mấy loại hạt cơ bản?

A. 1        

B. 2        

C.3        

D.4

Đáp án đúng là: C

Câu 11: Trong nguyên tử, hạt mang điện là:

A. Electron        

B. Electron và notron

C. Proton và notron        

D. Electron và proton

Đáp án đúng là: D

Câu 12: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên

A. Electron, proton và nơtron        

B. Electron và nơtron

C. Proton và nơtron       

D. Electron và proton

Đáp án đúng là: C

Câu 13: Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử:

A. Có cùng số khối A        

B. Có cùng số proton

C. Có cùng số nơtron        

D. Có cùng số proton và số nơtron

Đáp án đúng là: B

Câu 14: Cho nguyên tử sodium có 11 proton trong hạt nhân. Câu nào sau đây không đúng?

A. Sodium có 11 electron ở lớp vỏ nguyên tử;

B. Sodium có điện tích hạt nhân là +11;

C. Sodium có số đơn vị điện tích hạt nhân là 11.

D. Sodium có 11 neutron trong hạt nhân.

Đáp án đúng là: D

Nguyên tử sodium có 11p và 11e, điện tích hạt nhân của sodium là +11, số đơn vị điện tích hạt nhân là 11.

Câu 15: Điều khẳng định nào sau đây là sai ?

A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.

B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.

C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N).

D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.

Đáp án đúng là: A

Câu 16: Cation M3+ có 18 electron. Cấu hình electron của nguyên tố M là :

A. 1s22s22p63s23p63d14s2.        

B. 1s22s22p63s23p64s23d1.

C. 1s22s22p63s23p63d24s1.        

D. 1s22s22p63s23p64s13d2.

Câu 17: Một nguyên tử có 20 proton. Số electron của nguyên tử đó là?

A. 20;

B. 21;

C. 22;

D. 23.

Đáp án đúng là: A

Số proton = số electron = 20.

Câu 18: Cho ba nguyên tử có kí hiệu là 2412Mg, 2512Mg, 2612Mg. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14

B. Đây là 3 đồng vị.

C. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg.

D. Hạt nhân của mỗi ngtử đều có 12 proton.

Đáp án đúng là: A

Câu 19: Chọn câu phát biểu sai:

A. Số khối bằng tổng số hạt p và n

B. Tổng số p và số e được gọi là số khối

C. Trong 1 nguyên tử số p = số e = điện tích hạt nhân

D. Số p bằng số e

Đáp án đúng là: B

Câu 20: Trong nguyên tử, hạt nào mang điện tích dương?

A. Electron;

B. Proton;

C. Neutron;

D. Neutron và proton.

Đáp án đúng là: B

Trong nguyên tử, hạt proton mang điện tích dương, hạt electron mang điện tích âm, hạt neutron không mang điện tích. 

Câu 21: Nguyên tử 2713Al có:

A. 13p, 13e, 14n.        

B. 13p, 14e, 14n.

C. 13p, 14e, 13n.        

D. 14p, 14e, 13n.

Đáp án đúng là: A

Câu 22: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi:

A. Neutron và electron;

B. Proton và electron;

C. Proton và neutron;

D. Electron.

Đáp án đúng là: C

Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi proton và neutron.

Vỏ nguyên tử được cấu tạo bởi electron.

Câu 23: Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử 3919 là:

A. Electron        

B.Proton        

C. Notron        

D. Cả A và B

Đáp án đúng là: B

Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng:

A. Nguyên tử được cấu tạo bởi các loại hạt cơ bản: proton, notron, electron.

B. Thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm hạt nhân và lớp vỏ electron.

C. Điện tích hạt nhân bằng số proton và số electrong trong nguyên tử.

D. Số khối A của nguyên tử được tính bằng tổng của số proton và số notron trong nguyên tử.

Đáp án đúng là: C

Câu 25: Tại sao nói khối lượng của nguyên tử chính là khối lượng của hạt nhân?

A. Khối lượng của electron rất nhỏ;

B. Khối lượng của electron rất nhỏ so với tổng khối lượng của proton và neutron;

C. Khối lượng của electron rất nhỏ so với khối lượng của proton;

D. Khối lượng của electron rất lớn.

Đáp án đúng là: B

Proton và neutron có khối lượng xấp xỉ bằng nhau (gần bằng 1 amu). Electron có khối lượng rất bé (chỉ bằng khoảng 0,00055 amu), nhỏ hơn rất nhiều lần so với khối lượng của proton và neutron. Nên ta có thể coi khối lượng của nguyên tử chính là khối lượng của hạt nhân.

>>> Xem trọn bộ: Trắc nghiệm KHTN 7 - Cánh diều

Trên đây là tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 1: Nguyên tử - Cánh diều có đáp án chi tiết nhất. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! 

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 27/07/2022